10
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
và là đứa con ngoan ở nhà, con nên lấy các đức tính mà con
đang sở hữu như “chăm chỉ, lễ phép, ít khi làm trái ý bố mẹ”
làm hành trang cho hạnh phúc. Đừng vin vào các đức này để
mặc cảm và tự làm khổ bản thân, vốn là điều không nên. Thực
ra, con có “mắc lỗi lầm” gì đâu, con có bị bố mẹ “hắt hủi” đâu
mà phải tự làm khổ. Con giỏi và chững chạc như thế nên cha
mẹ nghĩ rằng con đã tự lập được rồi, và do vậy mới ít quan tâm
hơn. Khi quan tâm thì mong con được trọn vẹn hơn, hoàn hảo
hơn, nên có phần gắt gao hơn. Mong con hiểu được điều này để
cuộc sống trở nên hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Học truyền thông tình thương
Để có thể “thay đổi được tình hình”, con nên nỗ lực thực
hiện ba việc sau:
Thứ nhất, không nên có cảm giác “con là con nuôi” được
cha mẹ con “nhặt ở đâu về.” Cảm giác tai hại này như một
cặp kính màu đen, mà khi con đeo vào thì cảm giác bị tổn
thương sẽ gia tăng. Do vậy, khi tình thương yêu thật sự của
cha mẹ dành cho con, con vẫn cảm thấy chẳng có gì, hoặc
khó có thể nhận ra được.
Thứ hai, con tập làm quen với lối ứng xử: “Nói với cha
mẹ” thay vì “nói về cha mẹ”. Nói về cha mẹ là đề cập đến
cha mẹ như một đối tượng vắng mặt, con đơn phương nói các
thông tin con cảm nhận về cha mẹ, có thể đúng nhưng cũng
có thể là một chiều và sai. Điều quan trọng là, khi “nói về cha
mẹ” với người khác, cha mẹ con đâu hề biết và cảm nhận, để
thay đổi tích cực, nếu lời con nói về cha mẹ là đúng và chân
thành. Nói với cha mẹ, con sẽ chia sẻ cảm xúc của con trước
lối ứng xử của cha mẹ dành cho con. Từ đó, cha mẹ con có
cơ hội hiểu rõ tâm lí và cá tính của con hơn, nhờ đó, gia đình
sẽ trở nên trên thuận dưới hòa, tình thương khăng khít, đầm