Dạy trẻ nên người I
9
Thay vì phân bì với em út, con hãy nên vui mừng rằng mình
đã lớn rồi, đã biết tự chăm sóc bản thân, còn em mình nhỏ
hơn nên cần đến bàn tay và trái tim thương yêu của cha mẹ
hơn. Làm chị mà biết nhường cho em là một điều phúc, có gì
đâu mà phải buồn và khóc, phải không?
Thỉnh thoảng, trong một số tình huống, ở ngưỡng cửa
thành người lớn của con cái, một số cha mẹ trở nên nghiêm
khắc hơn để mong cho con hoàn thiện về nhân cách. Do vậy,
mỗi lỗi lầm nho nhỏ của con cái thôi cha mẹ cũng đã rầy la
và trách móc. Càng quan tâm nhiều, muốn cho con của mình
giỏi giang, có những cha mẹ càng thể hiện sự “khó tính” với
đứa con được quan tâm, lòng những mong cho con trưởng
thành nhân cách thật sự. Đây là một hiện tượng tâm lí gia
đình khá phổ biến ở những nước châu Á, trong đó có Việt
Nam. Con nên làm quen với hiện tượng này để không còn
cảm thấy tủi thân – một cảm giác tiêu cực mà duy trì nó trong
nội tâm, hạnh phúc sẽ bị thiêu đốt.
Đừng tủi thân và khóc thầm
Khi nghĩ mình bị cha mẹ “đối xử không công bằng”,
một số người con, phần lớn là con gái, phát sinh tâm lí “tủi
thân”, dễ khóc thầm. Tâm lí “tủi thân” vốn là tiêu cực này
nếu không dừng lại sẽ làm nảy sinh một chuỗi phản ứng tiêu
cực khác như mặc cảm, tự ti, buồn chán, than vãn, thở dài,
trầm cảm, tuyệt vọng,... Người ta có thể nói đến và đạt đến
công bằng xã hội và công bằng pháp lí nhưng khó đạt được
sự công bằng tình cảm, vì nhịp đập của tình cảm không dựa
trên cán cân lí trí mà là cảm xúc. Cha mẹ con thấy em con
còn nhỏ (mới 12 tuổi) nên chăm sóc cho em nhiều hơn âu
cũng là chuyện thường tình. Điều này không phải là sự bất
công bằng về tình cảm. Con nên hiểu trái tim của cha mẹ để
mừng cho em gái của con. Là một học sinh giỏi ở trường