Chuyển hóa tâm I
249
gia đình và đóng góp cho xã hội, các doanh nghiệp nên xem
xét một số tiêu chí sau đây:
Chữ “Tâm” trong kinh doanh
Tâm trong sáng trong kinh doanh là một phương diện đạo
đức trong kinh doanh. Khi có tâm, doanh nghiệp sẽ biết tôn
trọng luật pháp, không dùng thủ đoạn thấp kém để qua mặt
hoặc tiêu diệt đối thủ. Bản chất của kinh doanh là làm giàu.
Làm giàu hợp pháp và hợp đạo đức là điều được Đức Phật
khích lệ và đề cao. Đành rằng lợi nhuận là kết quả mong đợi
của kinh doanh đúng cách nhưng lợi nhuận không phải là tất
cả. Chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả chỉ tạo ra những
rủi ro đáng tiếc cho mình và khách hàng mà thôi.
Học thuyết duyên khởi của Phật giáo cho chúng ta thấy
sự có mặt của cái này dẫn đến sự có mặt của cái khác và
ngược lại. Khi mậu dịch tự do được mở cửa, sự có mặt của
các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng cũng gia
tăng, góp phần dẫn đến cạnh tranh trong thương trường. Khi
kinh doanh, người Phật tử không nên xem người kinh doanh
cùng mặt hàng là đối thủ loại trừ, không nên khởi lên tâm lý
cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là một
động lực giúp các bên cùng phát triển. Khi trong thị trường
có nhiều nhà sản xuất một mặt hàng thì người tiêu dùng được
nhiều lợi ích, chẳng hạn, trả tiền ít hơn nhưng được sử dụng
một sản phẩm có cùng chất lượng và giá trị.
Xem sự đa dạng và khác biệt không phải là mối đe dọa
mà là một sự bổ sung, doanh nghiệp – Phật tử sẽ đề cao được
cái tâm trong sáng trong kinh doanh. Động cơ và mục đích
trong sáng này sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng sản
xuất và phục vụ khách hàng tốt hơn. “Phụng sự chúng sinh”
trong kinh doanh cũng là một dạng thức “Cúng dường Đức