250
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Phật”. Xuất phát từ tâm lý này, đang khi kinh doanh với hỗ
trợ của chương trình PR, Marketing và khuyến mại, doanh
nghiệp – Phật tử không những không làm tổn hại tâm từ bi,
mà còn biết nỗ lực nối kết các doanh nghiệp thành liên đoàn,
cùng làm giàu cho đất nước, cùng đóng góp cho chúng sinh.
Chân thật là đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh của Phật giáo bao gồm: Không
lừa dối trong kinh doanh, không bơm phồng các giá trị ảo
trong quảng cáo, chân thật trong những gì cam kết, và do đó
không nên sử dụng các “chiêu trò” để lấy lòng khách hàng.
Phương pháp “câu cá nơi có cá” mà bất chấp luật lệ câu, phương
pháp câu sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước. Chân thật là
cách tốt nhất để giữ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với
khách hàng cũ cũng như các khách hàng tiềm năng.
Việc đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường
sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường tiếp
nhận và tiêu thụ bền vững. Cung ứng ra thị trường những sản
phẩm kém chất lượng chỉ để lại trong tâm trí người tiêu dùng
một ám ảnh không tốt về doanh nghiệp. Đây là yếu tố làm
cho doanh nghiệp tự mình loại trừ và đào thải mình ra khỏi
hệ thống thị trường tự do vốn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt
và không tương nhượng. Thay vì đổ dồn vào việc ghét cay
ghét đắng các doanh nghiệp cạnh tranh thì hãy xem cạnh
tranh là chuyện bình thường.
Tâm từ bi chỉ có thể song hành với thái độ và hành động
chân thật, vì biết bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tha nhân.
Tâm từ bi chỉ có thể khởi lên khi hành động của ta không gây
phương hại đến tha nhân, mà còn góp phần mang lại hạnh
phúc cho cộng đồng. Trong thương trường sự làm giàu của do-
anh nghiệp A đôi lúc được hiểu là sự tổn thất và thua lỗ của do-