CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 268

254

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

cứ như vậy”. Để giúp chị không khổ đau trước cá tính tự ái

của chồng, chị nên suy nghĩ một số điều sau đây:

Nhận thức diện mạo của tự ái
Tự ái trước nhất là thái độ mặc cảm và xấu hổ về bản thân,

khi thấy hoặc cảm nhận chủ quan rằng mình kém thua người

khác về phương diện này hay phương diện khác. Người tự

ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét, đố kỵ, tị hiềm, mặc cảm

với người khác, đặc biệt là người có phần nổi trội hơn mình.

Người tự ái thường chú trọng cảm xúc, dễ nổi cáu trước

những lời thị phi, phê bình, chỉ trích, nhất là các thái độ ác

cảm của người khác. Phản ứng thông thường của người tự

ái là cảm thấy khó chịu, bị xúc phạm, dễ bị tổn thương, khó

chịu, căng thẳng, giận dữ khi bị người khác coi thường,

đánh giá quá thấp, nói khích,... Có lẽ bởi vậy nên người tự ái

thường dễ bỏ cuộc nửa chừng.

Nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu trước những lời góp ý, thể hiện

mặt nóng, mặt lạnh khi có ai buông lời khó nghe; lầm lầm,

lì lì khi có người nói chạm đến; không chịu tiếp thu ý kiến

nếu người góp ý không khéo léo,… là những biểu hiện của

người tự ái.

Tự ái có mặt chỗ nào thì trở ngại, bế tắc, khổ đau có mặt

ở chỗ đó. Tự ái kìm hãm sự tiến bộ, khóa kín các mối quan hệ

xã hội chân chính, làm cho tình thân trở nên lạnh nhạt. Trong

tình yêu, người sống với tâm tự ái quá nhiều thường dễ tạo ra

các va chạm, mâu thuẫn và thậm chí xung đột. Người tự ái dễ

biến chuyện nhỏ thành to, chuyện to thành phức tạp, do vậy

khó thực tập hỷ, xả, tha thứ; khó cảm thông với người khác.

Vì quá thương chính mình, người tự ái dễ trở nên bảo thủ,

khó lắng nghe góp ý của mọi người xung quanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.