256
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Ranh giới của tự ái và tự trọng đôi lúc rất mong manh. Tự
trọng là một hình thức biết thương yêu bản thân theo chiều
hướng tích cực, nhờ đó, nhân cách của người tự trọng được
trưởng thành theo năm tháng. Tự ái làm con người trở nên
khép kín, cô đơn, buồn bã, chán nản, thất vọng và thậm chí
là tuyệt vọng.
Người có lòng tự trọng sẽ không gây tổn thương cho
ai. Tôn trọng chính mình bằng lối sống văn hóa và đạo đức
chuẩn mực sẽ giúp ta trở thành chân nhân, một nhân cách
sống có giá trị. Có lòng tự trọng tích cực con người tránh
được các hành động không đáng làm, tránh được ngàn năm
bia miệng, không bị xã hội lên án.
Người có lòng tự trọng thường biết giữ mình trước những
cạm bẫy hấp dẫn đầy tai họa vì họ nêu cao ý thức “Đói cho
sạch, rách cho thơm”. Khi bị ai gây áp lực hoặc buộc phải làm
những điều gì đó mang tính xấu xa, tội lỗi, phạm pháp, người có
lòng tự trọng biết chối từ, giữ tâm trong sáng, thanh cao.
Người tự ái thường cảm thấy mình kém cỏi hơn người,
nên dễ bị thái độ tự ti và mặc cảm chi phối. Từ đó, trong quan
hệ xã hội, người tự ái không dám và không thích chơi với
người thành đạt hơn, hạnh phúc hơn, thành công hơn mình.
Người tự trọng ngược lại biết thương chính mình, biết gạt
bỏ những tâm lý mặc cảm, hòa mình với xã hội đúng chuẩn
mực, tôn trọng luật pháp, đạo đức, sống trong khuôn mẫu.
Tự trọng vừa phải sẽ trở thành một nhân cách đẹp trong
giao tế và ứng xử. Người có lòng tự trọng sẽ không muốn
làm phiền ai, làm tổn thương ai, gây rắc rối và trở ngại cho ai
vì họ biết đặt mình trong tình huống của người khác, để khéo
ứng xử và giải quyết vấn đề. Tự trọng quá mức sẽ trở thành
tự ái ngầm, theo đó, nỗi khổ đau sẽ có mặt cũng nhiều không