Dạy trẻ nên người I
25
giết,… Thay vào đó, nên cho cháu xem các chương trình
mang tính giáo dục cao, các phim hoạt hình có giá trị, thể
hiện sự quan tâm và giúp đỡ người khác.
Sở dĩ phải làm như thế là vì theo Phật giáo, con người là kết
quả của những gì con người đã hưởng thụ. Khi ta ăn một thực
phẩm, hoặc đang tiêu thụ một sản phẩm phim ảnh thì trên thực
chất, thực phẩm và sản phẩm đó đang tiêu thụ ta như một thói
quen. Thói quen có sức chi phối lối sống và nhân cách của con
người. Không ý thức về việc này, nhiều bậc cha mẹ vô tình đã
làm cho con trẻ tiêu thụ quá nhiều các phim ảnh không thích
hợp. Hậu quả là, tích cách xấu ở con trẻ ngày càng lớn dần theo
năm tháng. Đến lúc nào đó, khi sức mạnh của thói quen xấu
khống chế, làm cha mẹ bất lực, nhìn thấy con cái chịu bất hạnh
và khổ đau, nhưng không thể cứu giúp được gì nữa.
Anh chị hãy khéo léo dạy cho cháu tính cách thật thà, khi
nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất; Khẳng
định với cháu rằng đó là lối sống của người tốt; giúp cháu bỏ
thói tham lam, bủn xỉn, keo kiệt, chỉ biết quan tâm tới bản
thân; hãy kể cho cháu nghe các câu chuyện về các tài xế taxi
nhặt được hàng trăm triệu đồng của khách bỏ quên, mặc dù
nghèo, họ đã thông báo và trả lại cho khách. Các sự kiện như
thế được báo chí khen ngợi trong thời gian qua. Hãy đề cao
tấm gương “nghèo cho sạch, rách cho thơm” để cháu làm
phương châm sống sau này.
Thường xuyên đọc cho cháu nghe các câu chuyện có
thật về lối sống chân thật, có tình người rồi yêu cầu cháu kể
lại. Khen tặng cháu khi cháu nhớ được các câu chuyện tình
người có giá trị. Đừng làm cho cháu cụt hứng khi cháu bắt
đầu biết quan tâm đến người thân và mọi người xung quanh.
Lời khen tặng đúng chỗ sẽ có tác dụng khích lệ và góp phần
làm thay đổi nhân cách của con người.