Dạy trẻ nên người I
27
giấu giếm. Chia sẻ và thơm thảo là đức tính mà người hạnh
phúc cần có. Mỗi khi ăn trái cây, bánh kẹo, mẹ nên nhắc con
mời ông bà, cha mẹ. Khi bạn bè đến nhà chơi, chị nên nhắc con
mang đồ ra cùng chơi với bạn. “Ki bo và đề phòng” sẽ tạo thành
thói quen xấu. Đừng xem đây là chuyện bình thường.
Khi nhận ra trẻ có khuynh hướng khư khư giữ đồ trẻ thích
thì cha mẹ nên biết thói tư hữu được hình thành ở trẻ. Lòng
tham lam sẽ theo đó lớn dần, dẫn đến lối sống thích vơ vét
về cho mình, không thích chia sẻ với ai. Khi trẻ đang ăn
một mình, khi thấy người khác đến, liền giấu ngay sau lưng,
hoặc ăn ngấu nghiến thật nhanh, thì biết tính tham ăn ở trẻ
quá mạnh. Khi thấy trẻ giành giật đồ chơi với bạn bè thì biết
cháu có tâm độc hữu, độc quyền. Cha mẹ nên giúp cháu có
tinh thần tương thân, tương trợ. Hãy khéo léo dạy cháu chia
sẻ đồ chơi cùng nhau, đừng để cháu giữ rịt một món đồ chơi
nào độc quyền.
Tham lam và ích kỷ là một thói xấu, không chỉ làm hư
nhân cách của trẻ mà còn gây phương hại cho xã hội về sau.
Phải tìm cách thay đổi tâm lý xấu này. Thói ích kỷ sẽ là
một cản trở trong đời sống xã hội. Tham lam có thể làm con
người kẹt vào vòng lao lý. Cha mẹ hãy lưu ý từng lời nói,
cách cư xử của con cái đối với cha mẹ, ông bà, người thân và
những người xung quanh. Khi phát hiện ra lối sống ích kỷ thì
phải kịp thời điều chỉnh. Để giúp trẻ, cha mẹ phải làm gương.
Cha mẹ đừng nên nói những câu: “Đây là đồ của mẹ,
của bố, con không được đụng vào”, “Nếu con không cất đồ
gọn gàng thì mai bạn con sang chơi sẽ lấy mang về hết…”.
Những câu nói tưởng chừng như không ăn nhập gì lại có sức
phá hỏng nhân cách của trẻ về sau. Con trẻ hằng ngày vô tình
quan sát, ghi nhận lối sống và lời nói của cha mẹ. Hãy nói