26
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Đừng nghĩ rằng ở tuổi trẻ thơ, cháu chưa biết gì về việc
phân biệt tốt xấu. Mông lung giữa việc tốt và việc xấu là một
trạng thái tiêu cực của tâm lý, mà các bậc làm cha mẹ nên tích
cực giúp đỡ con em mình vượt qua. Trái tim và nhận thức của
trẻ thơ dễ được thay đổi. Uốn nắn nhân cách của trẻ cũng giống
như chăm sóc cây cảnh. Đừng để cây lớn rồi uốn. Đến tuổi
thành niên, nhân cách đã được định hướng, rất khó thay đổi, nếu
đương sự không có quyết tâm cao thì khó thành công.
Người mẹ thường gần gũi con trẻ hơn cha. Chị nên tận
dụng điều kiện này để dạy dỗ con các đức tính trung thực,
lòng tốt, nhân ái, sự thật thà, biết quan tâm, giúp người khốn
khó. Khi các hạt giống nhân cách này được gieo vào tiềm
thức thì các tính tham lam, ích kỷ,… sẽ dần dần được thay
thế. Theo Phật giáo, tâm thức con người như một kho chứa
không giới hạn. Các vật được chứa đựng là do chủ nhân đưa
vào, hoặc cho phép đưa vào. Tương tự, biết uốn nắn con, cha
mẹ nên gieo các hạt giống nhân cách tích cực. Lúc đầu, do
quán tính của thói quen xấu còn mạnh, cháu có thể không
nghe theo lời cha mẹ. Cha mẹ hãy luôn giữ vững lập trường
giáo dục khéo léo, sau một thời gian, các trẻ cá biệt sẽ tuân
phục và trở thành người hữu ích trong tương lai.
Giúp trẻ giảm thói quen sở hữu hóa
Không kém gì người lớn, một số trẻ cá tính mạnh đã có
ý thức rõ ràng về cái tôi và cái tôi sở hữu. Tính sở hữu này
được hình thành qua truyền thông ngôn ngữ về các câu “mẹ
của con, cha của con, bạn của con…”. Nếu không huấn luyện
trẻ, càng ngày, thói sở hữu này được chuyển sang tính cách
tiêu cựu. Kết quả là, trẻ sẽ không thích chơi các đồ chơi với
bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ sẽ muốn sở hữu một mình, chơi một
mình, và cảm thấy khó chịu khi phải chơi chung và chia sẻ
chung với chúng bạn. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen không