32
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Nhân quả của thành công
Theo Phật giáo, nhân quả là cán cân công lý chuẩn xác
nhất và không bị con người lũng đoạn. Thay vì chạy vạy, vái
tứ phương, đạo Phật dạy mọi người nắm vững luật nhân quả để
biến các ước mơ trở thành hiện thực. Ai nắm vững và sống theo
nhân quả, người ấy nắm chắc sự thành công trong tầm tay.
Trong kinh tạng Pali, Đức Phật dùng hình ảnh “như kẻ
vắt sữa ở sừng bò, đầu bò, lưng bò, đuôi bò, chân bò” để chỉ
ra tình trạng rằng làm sai quy luật nhân quả, làm sai phương
pháp, thì dù có ước nguyện chân thành, đương sự cũng không
thể đạt được thành tựu mỹ mãn. Ai cũng biết sữa có trong
bầu sữa của con bò, vắt sữa sai cách, sai chỗ, dù trong thân
bò có sữa cũng không thể có được sữa để uống. Mê tín và các
hành động tín ngưỡng như vái tứ phương, cầu trời khẩn thần,
giống như vắt sữa bò thiếu phương pháp, không thể mang lại
kết quả tốt lành.
Nếu kiến thức chân chính là chiếc chìa khóa mở cửa các
cơ hội thành công thì chánh tư duy là tư duy phương pháp,
tư duy tích cực, tư duy phù hợp với quy luật cuộc sống, sẽ
là nền tảng đưa đến thành công. Cũng giống như bao nhiêu
lĩnh vực khác, thành công trong thi cử phải là kết quả của
quá trình nỗ lực có phương pháp một cách không gián đoạn.
Đức Phật gọi đó là “tinh tấn” tức sự phấn đấu có hệ thống,
kiên trì, hướng đến mục đích và thành tựu. Kiên nhẫn trước
nghịch cảnh và thử thách là thái độ hình thành nên bản lĩnh
thành công. Trí tuệ, đỉnh cao của tri thức là chìa khóa quan
trọng nhất của mọi nỗ lực và thành công.
Nhân quả thành công trong tình huống của con chị hoàn
toàn lệ thuộc vào cháu, chứ không phải một ai khác. Câu
nói của chồng chị “thi đỗ hay trượt là do kiến thức và tâm