30
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Người vái tứ phương thích chạy theo lời đồn về phép
mầu và sự linh thiêng, mà phần lớn không có thật, vốn được
cường điệu, hay bơm phồng vì các mục đích vụ lợi từ sự mê
tín của con người. Lời đồn về sự linh thiêng, cầu gì được đó
có khoảng cách rất lớn đối với kết quả trong hiện thực, vốn
hiện hữu và tồn tại khách quan đối với nguyện ước của con
người. Người mê tín thường không nhận chân được điều này,
nên tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong vái van vô
ích và do vậy không thể giải quyết được vấn nạn nào. Phản
ứng dội ngược từ việc vái tứ phương là sự thất vọng vì không
đạt được kết quả như mong đợi. Đạo Phật gọi đó là “khổ đau
do mong muốn mà không được toại nguyện”.
Hành động “vào Nam, ra Bắc, ai mách đâu là đi đấy” của
chị chẳng những không giúp ích gì cho cháu, ngược lại còn
làm cho cuộc sống của gia đình chị và công việc của chị trở
nên xáo trộn, cụ thể là bất hòa giữa vợ chồng chị. Kết quả
là chồng chị “phản đối cực lực” khi thấy chị quá cả tin vào
mê tín và con chị thì không vui khi biết vì mình mà cha mẹ
phải gây gổ với nhau. Thái độ “cả họ đều lo lắng cho cháu”
là không cần thiết, vì con trai chị là người có ý thức tự lập
cao, học hành có kết quả như ý từ nhiều năm qua và sẽ tiếp
tục thành công ở năm nay và những năm tiếp theo.
Không nên tin vào “học tài thi phận”
Mặc dù rủi ro trong thi cử là không thể tránh, nhưng
tin rằng “học tài thi phận” chính là một nhận thức sai lầm.
Người mê tín thường không phán đoán và giải quyết các vấn
nạn trên nền tảng nhân quả, mà chỉ thiên hướng về sự mong
muốn chủ quan. “Học giỏi thế mà chưa chắc đã đỗ đâu” là
một quan niệm lệch lạc, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan
niệm “số phận an bài” mà một bộ phận xã hội cảm thấy mình