đặt cho. Đức Xuân nói: “Hùng Vương là tên ông tổ sinh ra
các họ nước ta. Đặt bí danh thế cho suốt đời ta nhớ được tên
ông tổ”. Đức Xuân ở đấy rồi về sau trúng kế của thằng
phản động cai Mói, bị giết ở Hạ Vị, sau đó thì tiếng đồn
cách mệnh đã về ở núi Cứu Quốc
nhiều lắm, thôi thì
bọn châu Hồ, châu Quận, cai Mói ra sức lục lọi khắp các
triền núi. Người ở các bản xung quanh bỏ hết rãy ruộng,
ngày đêm phải khốn khổ đi tuần phòng, mò thám. Các
làng Mán bị dồn xuống ở cả dưới chân núi. Chúng sợ các
làng Mán nuôi cách mệnh ở trên núi. Nhưng cách mệnh vẫn
ở
trên núi được. Cho đến một hôm giữa năm 1941, có cuộc
khủng bố to, tất cả dân các bản phía núi Tây Bắc, từ trẻ
con, đàn bà đến người già mắt còn sáng, mỗi người phải
đem dao đi mò các hang, các khe, các hốc đá từ dưới chân
thung lũng lên tới đỉnh ngọn Píc Cáy. Hùng Vương và đồng
chí Lâm Tuấn đã tìm cách vượt vây, từ đấy Hùng Vương bỏ
vùng quê, bỏ nhà, thoát ly đi công tác bí mật. Đến khi đảo
chính Nhật, bộ đội về giải phóng xã, làm chủ nhiệm Việt
Minh xã. Sau tổng khởi nghĩa, Hùng Vương lên làm cán bộ
Mặt Trận của châu.
Pháp đã lên tới chợ Phủ rồi. Các xóm bắt đầu làm vườn
không nhà trống, lại như những năm chạy Nhật trước. Bà
già, trẻ con đeo túi quần áo, chăn, màn, xanh, khiêng nồi,
chảo tốt vào ở kín trong ngọn suối. Từng bu gà, bu vịt,
gánh lợn cũng kĩu kịt. Làng xóm đi lặng lẽ, lạnh lẽo và bí mật.
Nhưng ngoài đồng, tiếng đập lúa thình thịch vẫn đều
đều. Những đệp thóc gặt rồi phơi vàng rượi trên các mỏm
đá dọc bờ suối.