SỰ RA MẮT NGẮN NGỦI CỦA TINĐY
Nếu bạn không biết “Quán ăn bình dân và Nhà hàng gia đình” của Bôglơ thì đó là một thiệt
thòi của bạn. Bởi vì nếu bạn nằm trong số người may mắn xưa nay vẫn ăn uống sang trọng thì
hẳn bạn sẽ thích thú được biết nửa kia của nhân loại tiêu thực phẩm ra sao. Còn nếu bạn thuộc
về cái nửa mà hoá đơn thanh toán do người hầu bàn đem tới là cả một biến cố, thì ắt bạn phải
biết quán Bôglơ, vì ở đấy bạn nhận được cái xứng với túi tiền của bạn, ít ra là về mặt số lượng.
Quán Bôglơ nằm ngay trên trục chính của khu vực tư sản, tại phố Brao Giôn và Rôbinxơn cùng
Đại lộ số Tám. Trong quán có hai dãy bàn, mỗi dãy sáu chiếc. Trên mỗi cái bàn có một cái giá
xếp những lọ đựng đủ món gia vị. Từ cái lọ đựng tiêu bạn có thể lắc ra được một đám mây
không mùi vị và u u sầu sầu như bụi núi lửa. Bạn đừng trông đợi tí gì ở cái lọ đựng muối cả. Dù
có là một con người có khả năng ép được dòng nước mật lờ đờ từ loại củ cải đỏ nhạt thếch, ý
chí của bạn cũng bị thui chột một khi bạn có dịp moi muối từ những cái lọ của quán Bôglơ.
Ngoài ra, trên mỗi bàn có một bầu chứa món nước chấm giả danh tuyệt mĩ làm “theo công
thức pha chế của một bậc quý nhân Ấn Độ”.
Ngồi ở quầy thu tiền là tay Bôglơ lạnh lùng, hãm tài, chậm chạp, tàn tệ, chuyên quơ tiền của
bạn. Đằng sau đống tăm xỉa răng, ông ta trả lại tiền thừa cho bạn, thu hoá đơn của bạn lại và
phun vào mặt bạn, như cóc phun, một câu về thời tiết. Tốt hơn hết là bạn đừng vượt quá khuôn
khổ một sự đồng tình với thông báo khí tượng của ông ta. Vì không phải là chỗ bạn bè của
Bôglơ, mà chỉ là khách ăn một chốc lát của ông ta, bạn và ông ta có thể không gặp lại nhau cho
đến khi nào có tiếng tù và gọi đi ăn của thiên sứ Gabrien. Cho nên hãy cầm lấy số tiền ông ta trả
lại và xéo đi… đằng quỷ nào thì xéo cho rảnh. Đấy là cái triết lí của Bôglơ.
Những nhu cầu của khách ăn quán Bôglơ được đáp ứng bởi hai cô hầu bàn và một giọng nói.
Một cô hầu bàn tên là Aylin. Cô ta người cao, đẹp, hoạt bát, duyên dáng và đã thạo lối đùa cợt.
Còn họ của cô? Ở quán Bôglơ này cần quái gì đến tên họ, cũng như cần quái gì đến bát nước rửa
tay sau khi ăn cơ chứ.
Tên của cô hầu bàn kia là Tinđy. Việc gì cứ phải nhất thiết gọi là Matinđa (1) nhỉ? Xin hãy nghe
lần này cho rõ nào: Tinđy, Tinđy. Tinđy người lùn bè bè, mặt xấu và quá lo lắng đến việc làm
vừa lòng mọi người, đến việc làm vừa lòng mọi người. Bạn hãy nhắc lại câu nói cuối một vài
lần, để hiểu cái ý nghĩa của sự lặp lại.
Giọng nói của quán Bôglơ là vô hình. Nó phát ra từ bếp và chẳng tỏ ra độc đáo hay đặc sắc gì cả.
Nó là một giọng nói vô học, bằng lòng với việc đơn thuần lặp lại những tiếng hô món ăn do các