CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 214

giải thích, chạy đua để làm hàng rẻ với Bangladesh chẳng hạn, không phải
là điều hay. Phương pháp duy nhất để giữ quan hệ với các hãng hàng hiệu
lớn trên toàn cầu là phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng ngày càng
cao, cải thiện liên tục điều kiện lao động. "Những hãng hàng hiệu ngày nay
đòi hỏi không những hàng chất lượng cao, giá rẻ và điều kiện lao động cho
công nhân cũng phải tốt hơn", Amalean giải thích. Điều đó không hẳn vì
Victotia s Secret bỗng chốc trở nên quan tâm đến phúc lợi xã hội mà vì giới
tiêu dùng và sinh viên Hoa Kỳ ngày càng trở nên quan tâm đến các lợi ích
xã hội sau khi họ chứng kiến những chiến dịch lớn phản đối những cơ sở
hãng xưởng có điều kiện làm việc tồi, bóc lột công nhân. Những người tiêu
cùng đó giờ đây tuyên bố với các siêu thị rằng họ không dùng những mặt
hàng sản xuất trong những hãng xưởng bóc lột nhân công. Nói cách khác,
một trong những lý do chính dẫn tới việc Sri Lanka cải thiện chất lượng các
nhà máy dệt của họ không phải là muốn dựng chứng ngại chống toàn cầu
hóa, mà bởi vì trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, để sống sót, các nhà sản
xuất ở Sri Lanka đã phải ràng buộc bản thân họ với các hãng bán lẻ lớn ở
phương Tây. Càng làm như vậy, nhà máy của họ càng phải được nâng cấp
để khớp với những tiêu chuẩn mà hiện nay giới tiêu dùng phương Tây đòi
hỏi. "Khi những nhân viên phụ trách mua bán của Victoria s Secret và các
hãng khác đến thăm nhà máy, một trong những điều trước tiên họ hỏi chính
là điều kiện làm việc của nhà máy", Amalean nói. "Họ phải chất vấn, vì đó
là điều khách hàng của họ muốn biết".
Vài ngày sau khi thăm nhà máy dệt, tôi đến ăn sáng với một nhóm các nhà
doanh nhiệp Internet trẻ. Nhiều người trong bọn họ phàn nàn là một lý do
cho thấy các công ty non trẻ của họ không sáng tạo được các phần mềm
mới là vì hiện nay chưa có luật lệ địa phương nào về vấn đề bản quyền để
chống việc đánh cắp các sáng tạo. Họ cũng phàn nàn về việc Microsoft
chưa muốn vào thị trường Sri Lanka vì hiện nay nước này chưa có luật bảo
vệ tác quyền. Về điều này, Lalith B. Gamage, đứng đầu Viện Công nghệ
Thông tin của Sri Lanka phát biểu thẳng thắn rằng để thu hút Microsoft và
các hãng công nghệ lớn, chính phủ đang gấp rút thông qua một dự luật bảo
vệ tác quyền. Và ông ta hứa với những người ngồi xung quanh là đạo luật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.