CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 215

đó sẽ được thông qua trong vòng một năm. Khi lắng nghe những bàn cãi
như vậy, tôi nghĩ rằng không rõ Bill Gates có biết về ảnh hưởng của công
ty của ông ta ở đất này ra sao không.
Giải pháp toàn cầu như trên không chỉ xuất hiện ở các nước đang phát
triển. Có lẽ ví dụ lớn nhất thế giới về cách mạng toàn cầu, áp đặt các tiêu
chuẩn quốc tế ở mọi nơi, thể hiện trong quyết định của Liên Hiệp châu Âu
ấn định một đồng tiền chung, một ngân hàng chung và một hệ thống tiêu
chuẩn tài chính chung - một tấm áo nịt nạm vàng chung - cho toàn bộ thành
viên của Liên hiệp. Đối với Ý, một đất nước mang tiếng có một chính phủ
tham nhũng và thiếu hiệu lực, thì Liên hiệp Tiền tệ châu Âu, ra đời năm
1999, là một thứ của trời cho. Liên hiệp này buộc nước Ý phải mặc chiếc
áo nịt bằng cách chuyển giao một số chức năng của chính phủ Ý sang cho
Ngân hàng châu Âu, đóng tại Frankfurt. Đài phát thanh của nhà nước đã
phát một bản tin từ nước Ý năm 1997 về việc người dân Ý - sau một thế hệ
chịu đựng việc chính phủ quản lý tiền tệ yếu kém - đã hối thúc để Liên hiệp
châu Âu vào quản lý đất nước của họ, mario Abate, một luật sư thương mại
người Ý được trích dẫn, " Một trong những hiệu quả trong thấy của việc gia
nhập đồng tiền chung châu Âu, đồng euro, là sự xuất hiện của nhiệm vụ tôi
gọi là "việc quét dọn nhà cửa" - chính phủ đã bị buộc phải ra tay giải quyết
thâm hụt ngân sách, kiểm soát lạm phát và chi tiêu của chính phủ. Họ bị
buộc phải làm điều đó. Và hiển nhiên, khi làm điều đó, nền kinh tế sẽ được
lợi và đó là điều tôi rất tán thành". Abate nói thêm rằng đa số dân chúng Ý
có lẽ sẽ rất mừng khi các viên chức châu Âu đích thân sang quản lý đất
nước của họ. Không thấy có sự phản ứng nào từ nước Ý nhằm vào những
trung tâm quyền lực của châu Âu đóng ở Brussels, Frankfurt và Strasbourg.
"Có nhiều hiềm khích nhắm vào Rome hơn", Ablate kết luận, "vì đối với
chúng tôi, Rome là tượng trưng của một trung tâm tội phạm. Họ ăn cắp tiền
của chúng tôi. Chúng tôi coi đó là hành động ăn cắp, vì họ thu tiền và
không thấy trả lại". Bộ trưởng Tài chính Ý, ông Vincenzo Visco nói với tờ
báo La Republica vào đầu năm 1999 khi đồng euro bắt đầu được lưu hành,
rằng từ nay "sẽ không còn những trò lố bịch xấu bụng" trong giới chính trị
gia và doanh gia người Ý, những người trước đó đã thể hiện "quá thừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.