CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 331

thị trấn mới mọc lên, đường sá mới làm, những mảng rừng bị đốn trọc để
con người có chỗ vào khai thác... Mức tăng dân số lớn nhất đã diễn ra trong
vùng nông thôn - trong những làng bản lẻ tẻ trong rừng - và trong nhiều
khu vực ở đó hiện chưa có các phương tiện phòng tránh thai... "
Ý tưởng thật là hay nếu các nhà môi sinh có thể hoạt động khẩn cấp hơn,
nhưng điều đó chưa có nghĩa là họ sẽ hành động. Vậy thì chúng ta sẽ phải
làm gì? Chúng ta sẽ phải đương đầu với một thực tế: Để di chuyển cùng tốc
độ với bầy thú, chúng ta cần phải cưỡi lên chúng và điều khiển chúng.
Chúng ta cần chứng cho chúng biết rằng bảo vệ môi trường, hoạt động toàn
cầu và kiếm lợi đều có thể thực hiện cùng một lúc. Nếu muốn cứu vùng
Amazon thì mời bạn đến trường thương mại để học cách đàm phán.
Rất khó có thể kiểm được người có thể kết hợp được lợi ích thương mại và
môi trường, nhưng điển hình gần nhất mà tôi tìm thấy đó là Keith Alger.
Tôi gặp Alger, 44 tuổi, trong một chuyến đi trong vùng rừng bên bờ Đại
Tây Dương của Brazil, lúc đó anh ta là một trong những lãnh đạo của một
liên minh có công cứu những phần còn lại của vùng rừng nhiệt đới của
bang Bahia, phía đông bắc Brazil, đồng thời đã giúp tìm việc làm mới cho
những người thợ đốn gỗ ở đó. Là một nhà nghiên cứu khoa học chính trị,
kết hôn với một chuyên gia người Brazil về khỉ, Alger sang sống ở đó với
mục đích sẽ cứu rừng bằng cách đào tạo cho dân bản xứ về tầm quan trọng
của môi sinh. Nhưng anh ta đã nhanh chóng hiểu ra rằng nếu không tìm ra
công ăn việc làm mới cho những người thợ đốn gỗ thất nghiệp khi rừng
được cứu, thì thật vô ích. Alger miêu tả cho tôi: "Nghèo khó là chuyện khó
chịu đựng và cũng thật xấu hổ nếu dân chúng không bảo tồn được rừng của
họ. Những nông dân ở đây nói rằng chính họ cũng muốn bảo vệ rừng
nhưng làm như thế thì nghề nghiệp của họ cũng mất luôn. Nếu muốn mua
một chiếc xe hơi hay kiếm tiền cho con cái đi học đại học thì họ chỉ có việc
thuê thợ đốn một vài hec ta trong khu rừng của họ, rừng của họ cũng giống
như nhà băng. Vậy thì nếu tôi muốn giúp họ giữ rừng thì tôi phải kiếm việc
cho họ kiếm tiền."
Và alger, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Xã hội và Môi trường ở nam
Bahia, cộng tác với tổ chức Bảo tồn Quốc tế có trụ sở ở Washington và một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.