là ông ấy, chắc đồng chí đã biết. Bởi thế, tôi không nỡ ép ông cụ.
Vưd-ma ngước nhìn lên cửa sổ, qua đó, anh nhận ra bóng dáng những mái
nhà của các phân xưởng. Lát sau, lại quay sang phía đồng chí giám đốc.
- Ông thủ quỹ ấy tên gì?
- Rô-man Bê-let-xki
- Còn người phụ tá?
- Y-an Ur-ba-ny-ac
- Về những người ấy, ý kiến đồng chí ra sao?
- Bê-let-xki là một ông già sống độc thân, tuổi trên sáu mươi, không có họ
hàng thân thích. Tính khí thì cố chấp, tẻ nhạt, thậm chí quá quắt là đằng
khác. Phàm đã là người như thế thì nhất định phải giữ chân thủ quỹ, đó là
cái chắc. Ông cụ gắn bó với xí nghiệp này ngót hai mươi năm nay. Cách
đây tám năm, khi tôi được cử về, ông già đã giữ chân ấy rồi. Trong suốt
thời gian đó, chưa thấy một đoàn thanh tra nào phàn nàn về ông cụ cả.
- Còn về người kia? Về Ur-ba-ny-ac ấy?
- Hoàn toàn đáng tin cậy. Anh ta về xí nghiệp thì tôi đã công tác ở đây rồi –
cách đây năm năm. Tuổi khoảng bốn mươi, có thể nhiều hơn chút ít gì đó,
và cũng là độc thân. Được học hành tử tế hơn cụ Bê-let-xki, mà cũng năng
nổ hơn; bởi thế, họ đắp đổi cho nhau rất tuyệt.
- Chuyện hoãn phát lương, chắc cả xí nghiệp không ai là không biết nhỉ?
- Dĩ nhiên rồi.
- Đồng chí có biết Ur-ba-ny-ac đến gặp ai để chữa răng không hả? Xí
nghiệp các đồng chí chắc có bác sĩ chuyên trách?
- Có đấy, Nữ bác sĩ Ter-ly-a.
- Chính bác sĩ Ter-ly-a đã chữa chạy cho anh ta phải không?
- Khoản ấy thì tôi không nắm được, nhưng xác minh thì cũng dễ thôi… -
ông giám đốc chồm người về phía máy điện thoại.
- Khoan đã, đồng chí giám đốc ạ, - Vưđ-ma ngăn ông lại, - tôi sẽ tự tìm
hiểu lấy.
Lem-pit-xki rụt vội tay về, tựa như phải bỏng.
Ông lại ngả người xuống ghế, mở hộp thuốc lá ra, chia cho thiếu tá. Vưđ-
ma châm một điếu, rồi lại tiếp tục câu chuyện bỏ dở: