gọi là đa búp đỏ. Tại nhiều vùng ở Mexico, latex vẫn được thu gom theo
cách truyền thống từ cây cao su dại, Castilla elastica. Tất cả các thành viên
trong chi Euphorbia (bông tai hoặc đại kích - một chi đa dạng nhất của thực
vật) đều tạo được latex, bao gồm cây trạng nguyên, những loài Euphorbia
mọng nước giống xương rồng từ các vùng sa mạc, những giống cây bụi
Euphorbia xanh tốt quanh năm và loài rụng lá, và giống cây Euphorbia một
năm Bắc Mỹ, được mệnh danh là “Tuyết trên đỉnh núi”. Parthenium
argentatum, còn được gọi là cúc cao su, một loại cây bụi sống tại miền nam
nước Mỹ và miền bắc Mexico, cũng cung cấp nhiều cao su thiên nhiên. Và
ngay cả bồ công anh, không phải cây nhiệt đới và cũng không thuộc chi
Euphorbia, cũng sản sinh được latex. Tuy nhiên, loại cây cho lượng cao su
thiên nhiên nhiều nhất là một loại có nguồn gốc từ vùng rừng rậm nhiệt đới
Amazon tại Brazil, có tên gọi là Hevea brasiliensis.
Cis và Trans
Cao su thiên nhiên là polymer của phân tử isoprene. Isoprene, với chỉ
năm nguyên tử carbon, là đơn vị tuần hoàn nhỏ nhất trong các loại polymer
thiên nhiên, làm cho cao su thiên nhiên trở thành loại polymer thiên nhiên
đơn giản nhất. Các thực nghiệm hóa học đầu tiên khảo sát cấu trúc của cao
su đã được thực hiện bởi nhà khoa học vĩ đại người Anh, Michael Faraday.
Ngày nay, dù thường được vinh danh là nhà vật lý hơn là nhà hóa học,
Faraday vẫn luôn cho rằng mình là một “nhà khoa học tự nhiên”, bởi trong
thời đại của ông, ranh giới giữa vật lý và hóa học không rõ rệt như hiện tại.
Mặc dù các công trình được nhớ đến của Faraday chủ yếu trong các lĩnh
vực vật lý như điện, từ và quang học, đóng góp của ông trong lĩnh vực hóa
học cũng rất đáng kể, bao gồm cả việc thiết lập được công thức hóa học của
cao su, một chuỗi các phân tử C
₅H₈, vào năm 1826.
Đến năm 1835, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng isoprene có thể được
chưng cất từ cao su, dẫn đến giả thuyết cao su là một polymer từ các mắt
xích C
₅H₈ hay các đơn vị isoprene. Vài năm sau, giả thuyết này đã được