Với việc đơn giản hóa cách thức mô tả cấu trúc như vậy, sự khác biệt giữa
phân tử mật của ong chúa và ong thợ có thể được nhận biết dễ dàng hơn.
Phân tử mật ong chúa và phân tử mật ong thợ (theo thứ tự từ trái sang phải)
Đồng thời các phân tử này giờ đây có thể được so sánh dễ dàng hơn với
những hợp chất tiết ra từ các loại sâu bọ khác. Ví dụ như bombykol, chất
pheromone hoặc phân tử hấp dẫn đồng loại khác giới được tiết ra bởi sâu
tằm đực, có 16 nguyên tử carbon (phân tử mật ong chúa cũng là một loại
pheromone nhưng chỉ có mười nguyên tử carbon), và hai liên kết đôi (so
với một trong phân tử mật ong chúa), đồng thời thiếu một nhóm chức
COOH.
Phân tử mật ong chúa và phân tử Bombykol (theo thứ tự từ trái sang
phải)
Việc bỏ qua không thể hiện các nguyên tử hydro và carbon đặc biệt hữu
dụng khi mô tả các hợp chất hữu cơ có dạng mạch vòng, một dạng cấu trúc
rất phổ biến với các nguyên tử carbon kết thành vòng, cấu trúc sau đây thể
hiện phân tử cyclohexane, C
₆H₁₂:
Cấu trúc hóa học rút gọn của cyclohexane. Mỗi điểm giao thể hiện một
nguyên tử carbon; các nguyên tử hydro không được thể hiện.
Nếu được vẽ một cách đầy đủ, cyclohexane sẽ có dạng: