muốn có được những phân tử này đã chi phối nhiều phương diện của lịch
sử. Trong vòng một thế kỷ rưỡi vừa qua, nhóm hợp chất thứ hai dần trở nên
quan trọng hơn. Những hợp chất này được tạo thành trong phòng thí
nghiệm hoặc nhà máy - một vài phân tử, như thuốc nhuộm màu chàm, hoàn
toàn tương đồng với những phân tử từ sản phẩm thiên nhiên, và một số hợp
chất khác, như aspirin, có cấu trúc thay đổi so với sản phẩm thiên nhiên.
Thỉnh thoảng cũng có những phân tử, ví dụ như các CFC, là những phân tử
hoàn toàn mới và không có sản phẩm tương tự trong thiên nhiên.
Cùng với hai nhóm này, giờ đây chúng ta có thể thêm một nhóm phân
loại thứ ba: các phân tử có thể có ảnh hưởng rất lớn nhưng không dự đoán
được lên nền văn minh nhân loại trong tương lai. Đó là những phân tử do
thiên nhiên sản sinh ra nhưng dưới sự định hướng và can thiệp của con
người. Kỹ thuật gene (hay công nghệ sinh học, hay bất cứ thuật ngữ nào
dùng để mô tả quá trình nhân tạo trong đó vật liệu di truyền mới được cấy
vào một sinh vật) đã tạo thành những phân tử chưa từng tồn tại. Một ví dụ
là “lúa vàng”, giống lúa được biến đổi gene để tạo ra β-carotene, chất liệu
màu vàng cam có nhiều trong củ cà rốt và các cây trái có màu vàng, và
cũng hiện diện trong các loại rau màu xanh đậm.
Cơ thể con người cần β -carotene để tạo ra vitamin A, một thành phần
dinh dưỡng thiết yếu. Hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á,
nơi mà gạo là cây trồng chính, có chế độ dinh dưỡng thiếu p-carotene. Sự
thiếu hụt vitamin A dẫn đến những bệnh có thể gây mù lòa và cả tử vong.
Các hạt gạo hầu như không chứa β -carotene, tại những nơi gạo là thực
phẩm chính và β -carotene không được bổ sung từ những nguồn khác, loại
lúa vàng chứa β -carotene có thể mang lại sức khỏe tốt hơn.