thành phần bao gồm muối nitrate, lưu huỳnh và carbon cũng không được đề
cập. Muối nitrate (thường được gọi là diêm tiêu hoặc “tuyết Trung Hoa”)
thực ra là kali nitrate, công thức hóa học KNO
₃. Carbon trong thuốc súng là
dạng than gỗ và làm cho hỗn hợp bột có màu đen.
Thuốc súng ban đầu được sử dụng làm pháo và pháo hoa, nhưng đến
khoảng giữa thế kỷ 11, các vật thể bốc cháy - được dùng như vũ khí và gọi
là các mũi tên lửa - được bắn đi nhờ thuốc súng. Năm 1067, người Trung
Quốc đã đặt việc sản xuất lưu huỳnh và diêm tiêu dưới sự quản lý và kiểm
soát của chính phủ.
Chúng ta không biết được chính xác thuốc súng du nhập vào châu Âu khi
nào. Roger Bacon, một thầy tu dòng Fracis sinh ra tại nước Anh và học tập
tại đại học Oxford và đại học Paris, đã viết về thuốc súng vào khoảng năm
1260, nhiều năm trước khi nhà thám hiểm Marco Polo trở về Venice với
những câu chuyện về thuốc súng ở Trung Quốc. Bacon là một nhà vật lý và
nhà thực hành, am hiểu các ngành khoa học mà giờ đây chúng ta gọi là
thiên văn học, hóa học, và vật lý học. Ông thành thạo tiếng Ả Rập, và
dường như ông đã học về thuốc súng từ những bộ tộc du mục Saracen sinh
sống như những người trung gian giữa phương Đông và phương Tây. Chắc
hẳn Bacon đã rất lo lắng về khả năng phá hủy tiềm tàng trong thuốc súng,
nên những mô tả của ông về thành phần của hỗn hợp này được viết dưới
dạng phép đảo chữ bí ẩn, cần được giải mã để có thể biết được tỷ lệ hỗn
hợp nổ: diêm tiêu bảy phần, than gỗ năm phần và lưu huỳnh năm phần. Mật
mã của Bacon không có lời giải trong suốt 650 năm trước khi một vị thiếu
tá quân đội Anh quốc giải mã được nó. Tất nhiên là đến khi đó, thuốc súng
đã được sử dụng trong hàng thế kỷ.
Ngày nay, thành phần thuốc súng đã có chút thay đổi, nhưng chứa một
lượng diêm tiêu lớn hơn nhiều lần so với công thức của Bacon. Phản ứng
hóa học xảy ra khi thuốc súng nổ tung có thể được mô tả bằng phương trình
hóa học dưới đây.