CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 99

gây dị ứng da, không có mùi hoặc vị khó chịu và không bị phân hủy dưới
ánh nắng mặt trời.

Mức độ gây nổ của một phân tử nitrate hóa phụ thuộc vào số nhóm nitro

có mặt trong phân tử đó. Nitrotoluene chỉ chứa một nhóm nitro. Tiếp tục
nitrate hóa hợp chất này sẽ đưa được vào thêm một hoặc hai nhóm nitro
nữa, tạo thành các hợp chất di- hoặc trinitrotoluene tương ứng. Tất nhiên
nitrotoluene và dinitrotoluene đều có khả năng phát nổ, nhưng các hợp chất
này không có sức công phá khủng khiếp như phân tử trinitrotoluene (TNT).

Các nhóm nitro được chỉ ra bởi các mũi tên.

Các tiến bộ trong lĩnh vực chất nổ được tiến hành vào khoảng thế kỷ 19,

khi các nhà hóa học bắt đầu nghiên cứu về những ảnh hưởng của nitric acid
đối với các hợp chất hữu cơ. Chỉ vài năm sau khi Friedrich Schönbein phá
hủy chiếc tạp dề của vợ với các thí nghiệm của mình, một nhà hóa học
người Italy sống ở Turin, Ascanio Sobrero, đã điều chế được một phân tử
nitro gây nổ mạnh mẽ. Sobrero đã nghiên cứu ảnh hưởng của nitric acid lên
một hợp chất hữu cơ khác. Ông nhỏ glycerol, còn được gọi là glycerin và
có thể thu được dễ dàng từ mỡ động vật, vào hỗn hợp sulfuric acid và nitric
acid nguội, sau đó đổ dung dịch thu được vào nước. Một lớp dầu được tách
ra, ngày nay nó được biết đến là nitroglycerin. Sử dụng một phương thức
rất phổ biến vào thời của Sobrero nhưng rất khó tin trong thời nay, Sobero
đã nếm thử hợp chất mới và ghi lại nhận xét của mình: “nếm một lượng rất
nhỏ nhưng không nuốt xuống gây ra những cơn đau đầu rung giật khủng
khiếp, cùng với cảm giác yếu ớt và run rẩy ở tay chân”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.