CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 101

tạo thành một đám mây khí giãn nở cực nhanh và một lượng nhiệt khổng

lồ. Trái với trường hợp thuốc súng, chỉ tạo ra áp suất khoảng 6.000 atm
trong vài phần ngàn giây, một lượng nitroglycerin tương đương tạo ra áp
suất lên đến 270.000 atm chỉ trong vòng vài phần triệu giây. Thuốc súng có
thể được bảo quản tương đối an toàn, nhưng nitroglycerin là một phân tử
rất khó đoán và có thể tự phát nổ khi bị nóng lên hoặc va chạm. Do vậy,
cần phải có một phương pháp an toàn và đáng tin cậy để xử lý và bảo quản
hoặc kích nổ nitroglycerin.

Ý tưởng về dynamite của Nobel

Alfred Bernard Nobel, sinh năm 1833 tại Stockholm, có ý tưởng dùng sự

nổ của một lượng rất nhỏ thuốc súng để kích nổ một lượng lớn
nitroglycerin, thay cho ngòi nổ, là phương pháp chỉ làm cho nitroglycerin
cháy một cách chậm chạp. Đây là một ý tưởng tuyệt vời; nó đã hoạt động,
và cho đến ngày nay ý tưởng này vẫn được sử dụng trong rất nhiều vụ nổ
có điều khiển thường xuyên xảy ra trong công nghiệp xây dựng và công
nghiệp mỏ. Mặc dù đã giải quyết được vấn đề kích nổ theo mong muốn,
Nobel vẫn phải đối mặt với vấn đề ngăn chặn hiện tượng tự phát nổ không
mong muốn.

Gia đình Nobel có một nhà máy sản xuất và phân phối thuốc nổ, và từ

năm 1864, nhà máy đã bắt đầu sản xuất nitroglycerin cho các ứng dụng
công nghiệp như phá hầm và phá mỏ. Vào tháng 9 năm đó, một phòng thí
nghiệm của gia đình ông ở Stockholm đã phát nổ, năm người thiệt mạng,
trong đó có cả em trai Emil của Alfred Nobel. Cho dù nguyên nhân của vụ
nổ không bao giờ được xác định, chính quyền Stockholm vẫn cấm sản xuất
nitroglycerin. Không nhụt chí, Nobel đã xây dựng một phòng thí nghiệm
đặt trên phà và neo nó tại hồ Mãlaren, vừa đúng ngoài địa phận của
Stockholm. Nhu cầu về nitroglycerin ngày càng tăng một cách nhanh chóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.