Nếu lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng khiến ánh mắt của các nhà vật lý sáng
rực lên, thì những người áp dụng bừa bãi Nguyên lý Bất định vào các trường
hợp không thể áp dụng luôn khiến gương mặt họ méo xệch đi. Khác với
những gì mà có thể bạn đã biết, nguyên lý này (hầu như*) chẳng liên quan gì
đến chuyện “quan sát gây ảnh hưởng đến hệ quả” cả. Toàn bộ Nguyên lý Bất
định như sau:
Chỉ có vậy.
Nếu diễn giải ngôn ngữ cơ học lượng tử thành lời (một việc khó khăn) thì hệ
thức trên nói rằng: sự bất định về vị trí của vật (Δx) nhân với sự bất định về
động lượng (Δp) luôn lớn hơn hoặc bằng “h/4π.” (h là Hằng số Planck có trị
số vô cùng, vô cùng nhỏ: 6,625 × 10
-34
. Nó cho thấy Nguyên lý Bất định chỉ
có ý nghĩa khi áp dụng cho những vật cực nhỏ: như electron hay photon.)
Nói cách khác, nếu bạn biết càng rõ vị trí của hạt thì càng biết ít về động
lượng của nó và ngược lại.
Những sự bất định này không xuất phát từ dụng cụ đo (như bạn có một chiếc
thước “rởm”), mà nó thuộc bản chất tự nhiên. Hãy nhớ về lưỡng tính sóng-
hạt của ánh sáng. Khi phủ nhận tia laser, Bohr và von Neumann đã vô thức
mặc định rằng ánh sáng là photon (hạt). Theo quan điểm của họ, chùm tia
laser quá chính xác và tập trung, đến mức sự bất định về tọa độ của các
photon bằng không. Điều đó nghĩa là sự bất định về động lượng phải cực
lớn: các photon có thể bay ra với năng lượng hoặc hướng bất kỳ – mâu
thuẫn với ý tưởng về chùm tia cùng hướng.
Họ quên rằng ánh sáng cũng là sóng và các quy tắc của sóng thì khác. Đầu
tiên, làm thế nào bạn biết sóng ở đâu? Bản chất của nó là lan truyền – vốn là
một nguồn bất định. Và không giống như hạt, sóng có thể triệt tiêu hoặc kết
hợp với các sóng khác. Hai hòn đá ném xuống ao sẽ dậy nên những gợn