CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 315

được nữa?) tính toán rằng nguyên tố thứ 114 bền hơn khoảng mười nguyên
tố nặng trước nó rất nhiều lần. Với tuổi thọ ngắn đến mức đáng buồn của các
nguyên tố nặng (dài nhất là vài micro giây), đây là một ý tưởng phi lý, táo
bạo. Việc gói ghém các neutron và proton trong hầu hết nguyên tố nhân tạo
cũng giống đóng gói chất nổ, vì hạt nhân có thể “nổ” bất cứ lúc nào. Tuy
nhiên, với nguyên tố 114, việc nhồi thêm “thuốc nổ” proton và neutron
dường như lại khiến “quả bom nọ” ổn địnhhơn. Thật kỳ lạ, các nguyên tố
như 112 và 116 dường như (ít nhất là trên giấy tờ) cũng được hưởng lợi nhờ
ở gần nguyên tố thứ 114. Việc tồn tại xung quanh con số bán-kỳ-diệu đó
cũng đủ làm chúng “bình tĩnh” lại. Các nhà khoa học bắt đầu gọi cụm
nguyên tố này là “hòn đảo bền”.

Một bản đồ kỳ lạ của “hòn đảo bền” huyền thoại: một cụm nguyên tố siêu
nặng mà các nhà khoa học hy vọng cho phép họ mở rộng bảng tuần hoàn
vượt xa giới hạn hiện tại. Lưu ý: lục địa chì bền (Pb) ở phần chính của bảng
tuần hoàn, hải vực của các nguyên tố không bền; các đỉnh nhỏ gần-bền là
thori và urani trước khi tiến ra khơi xa. (Yuri Oganessian, Viện liên hợp
nghiên cứu hạt nhân Dubna, Nga)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.