Đĩa CD này gồm các bài hát “Neutronium”, “Byte My Scarf ”, “Integrated
Circuit” và “Transistor”.
Chương 3: Đảo Galápagos của bảng tuần hoàn
Trang 50 “sự thật về nguyên tử”: Ngày nay ta khá khó tin khi Mendeleev
từ chối tin vào các nguyên tử, nhưng đây không phải là một quan điểm hiếm
với các nhà hóa học thời đó. Họ từ chối tin vào bất cứ điều gì không thể thấy
bằng mắt thường. Họ chỉ coi các nguyên tử như thứ trừu tượng – tiện dụng
để tính toán nhưng chắc chắn là hư cấu.
Trang 50 “ít nhất là theo sự phán xét của lịch sử?”: Mô tả tốt nhất về sáu
nhà khoa học cạnh tranh để là người đầu tiên sắp xếp các nguyên tố một
cách hệ thống được thể hiện trong cuốn The Periodic Table của Eric Scerri.
Ba người khác thường được công nhận là đồng phát minh, hoặc ít nhất là có
đóng góp.
Theo Scerri, Alexandre-Émile Béguyer de Chancourtois đã phát hiện ra
“một bước quan trọng nhất” để xây dựng bảng tuần hoàn: “tính chất của các
nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần nguyên tử khối, tròn bảy
năm trước khi Mendeleev rút ra kết luận tương tự”. Nhà địa chất học De
Chancourtois đã vẽ bảng tuần hoàn của mình trên một hình trụ xoắn ốc,
giống như ren của ốc vít. Ông không được ghi danh với bảng vì một nhà
xuất bản không thể tìm ra cách tái hiện sơ đồ ốc vít quan trọng với tất cả các
nguyên tố. Họ cuối cùng đã đầu hàng và in bài báo mà không có nó. Hãy
tưởng tượng bạn đang cố gắng tìm hiểu về bảng tuần hoàn mà không nhìn
thấy được!
Nhà hóa học người Anh William Odling dường như là người luôn luôn xui
xẻo. Ông có nhiều nhận định đúng về bảng tuần hoàn, nhưng ngày nay lại
không mấy ai nhớ tới. Có lẽ vì ông có nhiều mối quan tâm khác nên đã bị
Mendeleev – luôn bị ám ảnh bởi bảng tuần hoàn – vượt qua. Odling đã sai
về độ dài chu kỳ của các nguyên tố (số lượng nguyên tố cần có trước khi các