Trang 322 “nơi một lực tỏ ra trội hơn lực còn lại”: Trong bốn lực cơ bản,
lực hạt nhân yếu chi phối cách các hạt nhân phân rã beta. Chuyện lạ là franci
gặp rắc rối vì lực hạt nhân mạnh và lực điện từ bên trong nó, nhưng nguyên
tố này phân xử cuộc đấu bằng cách kêu gọi lực hạt nhân yếu.
Lực cơ bản thứ tư là lực hấp dẫn. Lực hạt nhân mạnh mạnh gấp 100 lần lực
điện từ, lực điện từ mạnh gấp hàng trăm tỷ lần lực hạt nhân yếu. Lực hạt
nhân yếu mạnh gấp 10
25
lần lực hấp dẫn. (Cho dễ hình dung thì đó chính là
con số mà chúng ta đã sử dụng để tính toán độ hiếm của atatin.) Lực hấp dẫn
chi phối cuộc sống hằng ngày vì lực hạt nhân mạnh và yếu có phạm vi tác
động rất ngắn, và vì các nguyên tử có lượng proton và electron bằng nhau
nên chúng trung hòa về điện.
Trang 324 “un.bi.bi”: Sau nhiều thập kỷ phải vất vả chế tạo từng nguyên tử
của các nguyên tố siêu nặng; năm 2008, các nhà khoa học Israel tuyên bố đã
tìm thấy nguyên tố 122 nhờ cách làm cũ. Sau khi sàng lọc một mẫu thori
(anh em của nguyên tố thứ 122 trên bảng tuần hoàn) tự nhiên trong nhiều
tháng, một nhóm do Amnon Marinov đứng đầu tuyên bố đã xác định được
một số nguyên tử của nguyên tố siêu nặng. Phần điên rồ không chỉ là tuyên
bố rằng phương pháp lỗi thời như vậy có thể tìm ra một nguyên tố mới; mà
là tuyên bố nguyên tố thứ 122 có chu kỳ bán rã hơn 100 triệu năm! Điều đó
điên rồ đến mức khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ. Tuyên bố này ngày
càng lung lay nhưng đến cuối năm 2009, người Israel vẫn không rút lại
chúng.
Trang 324 “một thời hô mưa gọi gió trong khoa học của tiếng Latin”:
Tiếng Latin đang dần suy tàn trong khoa học, ngoại trừ trên bảng tuần hoàn.
Khi một nhóm nghiên cứu Tây Đức tìm ra nguyên tố 108 vào năm 1984, họ
đã quyết định gọi nó là Hassi theo tên tiếng Latin vùng Hesse của Đức, thay
vì “deutschlandi” hay tương tự.
Trang 329 “dạng thẳng tắp”: Đó không phải là một phiên bản mới của
bảng tuần hoàn, nhưng chắc chắn là một cách mới để trình bày nó. Ở