chúng ta (N) được cho là bằng:
N = R* × f
P
× n
e
× f
l
× f
i
× f
c
× L
R* là tốc độ hình thành sao trong thiên hà của chúng ta; f
P
là tỉ lệ các ngôi
sao có hành tinh; ne là số hành tinh trong mỗi hệ hành tinh; f
l
, f
i
và f
c
tương
ứng là tỉ lệ các hành tinh hỗ trợ sự sống có thể có sự sống, dạng sống thông
minh và dạng sống sẵn sàng giao tiếp với chúng ta; và L là khoảng thời gian
các chủng tộc ngoài hành tinh gửi tín hiệu vào không gian trước khi tuyệt
diệt.
Các con số ban đầu Drake sử dụng như sau: thiên hà của chúng ta tạo ra
mười sao mỗi năm (R* = 10); một nửa số đó có hành tinh quay quanh (f
P
=
½); mỗi ngôi sao có hai hành tinh hỗ trợ sự sống (n
e
= 2, dù Hệ Mặt Trời có
tám hành tinh: Sao Kim, Sao Hỏa, Trái Đất... và vài vệ tinh của Sao Mộc và
Sao Thổ); một trong những hành tinh đó sẽ có sự sống hình thành (f
l
= 1);
1% trong số các hành tinh đó sẽ có dạng sống thông minh (f
i
= 1/100); 1%
trong số các hành tinh có dạng sống thông minh đó sẽ hình thành nền văn
minh có thể truyền tín hiệu vào không gian (f
c
= 1/100); và họ sẽ làm như
vậy trong 10.000 năm (L = 10.000). Tính hết ra, ta sẽ có mười nền văn minh
đang cố gắng giao tiếp với Trái Đất.
Có nhiều (đôi khi rất nhiều) ý kiến khác nhau về các giá trị này. Nhà vật lý
thiên văn Duncan Forgan tại Đại học Edinburgh gần đây đã thực hiện một
mô phỏng Monte Carlo cho Phương trình Drake. Ông cho mỗi biến các giá
trị ngẫu nhiên, rồi tính kết quả vài ngàn lần để tìm giá trị khả dĩ nhất. Trong
khi Drake cho rằng có mười nền văn minh đang cố gắng liên lạc với con
người, tính toán của Forgan lại cho thấy con số này là 31.574 chỉ riêng trong
thiên hà của chúng ta. Xem tại http://arxiv.org/abs/0810.2222.
Chương 19: Những thứ nằm ngoài bảng tuần hoàn