vào một ý tưởng cực đoan: lực hấp dẫn ngày càng yếu đi theo thời gian.
Điều này xảy ra khi và chỉ khi hằng số hấp dẫn cơ bản (G) giảm dần.
Ý tưởng của Dirac sụp đổ khá nhanh. Các nhà khoa học đã chỉ ra: độ sáng
của các ngôi sao phụ thuộc rất nhiều vào G; nếu giá trị G trong quá khứ lớn
hơn ngày nay nhiều thì sẽ không có đại dương, vì Mặt Trời quá nóng sẽ
khiến chúng cạn khô. Nhưng nghiên cứu của Dirac đã truyền cảm hứng cho
những người khác. Ở đỉnh cao của nghiên cứu này vào những năm 1950,
một nhà khoa học còn cho rằng tất cả hằng số cơ bản liên tục giảm dần –
nghĩa là vũ trụ không giãn nở như mọi người thường nghĩ, mà là Trái Đất và
con người đang co lại! Nhìn chung, lịch sử của các hằng số cũng giống lịch
sử của thuật giả kim: ngay cả khi có khoa học thực sự, nó cũng khó có thể
độc lập hoàn toàn với chủ nghĩa thần bí. Các nhà khoa học có xu hướng viện
dẫn các hằng số thay đổi để giải thích bất cứ điều bí ẩn nào, như vũ trụ đang
giãn nở gia tốc.
Trang 313 “các nhà thiên văn học Úc”: Để biết chi tiết về công việc của
các nhà thiên văn học Úc, hãy xem bài báo John Webb (một trong số họ) đã
viết cho Physics World số ra tháng 4 năm 2003: “Are the Laws of Nature
Changing with Time?”. Tôi cũng phỏng vấn một đồng nghiệp của Webb là
Mike Murphy vào tháng 6 năm 2008.
Trang 314 “một hằng số cơ bản đang thay đổi”: Câu hỏi tại sao các nhà
vật lý không thể nhất trí về tốc độ phân rã hạt nhân của một số nguyên tử
phóng xạ đã được đặt ra từ lâu. Các thí nghiệm rất đơn giản nên không có lý
do gì khiến mỗi nhóm lại có một kết quả khác nhau, nhưng sự khác biệt vẫn
tồn tại hết nguyên tố này đến nguyên tố khác: silic, radi, mangan, titan,
cesi...
Khi cố gắng giải quyết câu hỏi hóc búa này, các nhà khoa học ở Anh lưu ý
rằng tỷ lệ phân rã khác nhau của các nhóm được đưa ra vào thời điểm khác
nhau trong năm. Nhóm các nhà khoa học Anh đã khéo léo gợi ý rằng có lẽ
hằng số cấu trúc tế vi thay đổi khi Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, vì Trái Đất