những “bộ não” phức tạp không kém bất kỳ dạng sống dựa trên cacbon nào.
Về lý thuyết, không gì có thể ngăn bạn thay thế mọi tế bào thần kinh trong
não bằng transistor silic.
Tuy nhiên, bài học về hóa học thực nghiệm rút ra từ p45 đã đập tan mọi hy
vọng cho dạng sống silic. Rõ ràng dạng sống silic sẽ phải luân chuyển silic
ra vào cơ thể để sửa chữa các mô hoặc bất cứ thứ gì (giống như sinh vật trên
Trái Đất vận chuyển cacbon đi khắp nơi). Trên Trái Đất, các sinh vật ở tầng
thấp nhất của chuỗi thức ăn (trong nhiều trường hợp, đây là dạng sống quan
trọng nhất) làm điều đó thông qua khí cacbon dioxit. Silic hầu như cũng
luôn liên kết với oxy trong tự nhiên, thường dưới dạng SiO
2
. Nhưng không
giống cacbon dioxit (chất khí), silic dioxit (dù có là bụi núi lửa mịn) là chất
rắn, và dù ở bất kỳ nhiệt độ nào thì nó đều không thân thiện với sự sống.
(Nó chỉ chuyển thành dạng khí ở 2.204°C!) Ở cấp độ hô hấp tế bào, chất rắn
không thể giúp ích gì vì bị gắn vào nhau. Chúng không lưu thông và rất khó
tách thành từng phân tử mà tế bào cần. Ngay cả sự sống silic dạng thô sơ
(tương đương váng tảo) cũng sẽ khó mà thở được, và các dạng sống lớn hơn
với cấu trúc tế bào đa lớp còn tệ hơn rất nhiều. Nếu không trao đổi khí được
với môi trường, sự sống silic dạng thực vật sẽ chết đói và sự sống silic dạng
động vật sẽ nghẹt thở vì khí thải, như p45 làm nghẹt phổi dùng cacbon của
con người vậy.
Nhưng liệu vi sinh vật silic có thể hít thở silic dioxit theo những cách khác
không? Có lẽ có, nhưng silic dioxit không tan trong nước – chất lỏng dồi
dào nhất vũ trụ tính đến hiện giờ. Vì vậy, chúng phải từ bỏ những lợi thế tiến
hóa của máu hay bất kỳ chất lỏng nào dùng để vận chuyển dưỡng chất và
chất thải. Các dạng sống silic sẽ phải dựa vào chất rắn (không thể trộn lẫn dễ
dàng), nên ta không thể tưởng tượng ra chúng sẽ làm được những gì.
Hơn nữa, vì chứa nhiều electron hơn cacbon nên silic cồng kềnh hơn. Đôi
khi đó không phải là vấn đề lớn. Silic có thể thay thế cacbon trong các dạng
tương tự chất béo hoặc protein trên Sao Hỏa. Nhưng cacbon còn có khả
năng tự uốn thành các phân tử đường dạng mạch vòng (trạng thái có sức