hơn thế nữa. Vì gió mặt trời chỉ thổi các nguyên tố nhẹ nhất và dồi dào nhất
tới Sao Mộc, nên nó hẳn có thành phần nguyên tố khá giống các sao thực sự:
90% hydro, 10% heli và còn có lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm cả neon.
Nhưng các quan sát vệ tinh gần đây cho thấy 25% lượng heli và 90% lượng
neon đang biến mất khỏi khí quyển Sao Mộc. Không phải ngẫu nhiên khi
một lượng rất lớn các nguyên tố đó tồn tại ở nơi sâu hơn của hành tinh này.
Điều gì đó đã bơm khí heli và neon từ điểm này sang điểm khác, và các nhà
khoa học sớm nhận ra rằng một bản đồ thời tiết của Sao Mộc có thể cho họ
lời giải đáp.
1
. Theo các quan sát gần đây của NASA thì Vết Đỏ Lớn đã co lại. Hiện
đường kính của nó chỉ còn bằng khoảng 1,3 lần đường kính Trái Đất. (BTV)
Xem tại: https://www.nasa.gov/image-feature/jpl/pia21774/jupiter-s-great-
red-spot-swallows- earth
Ở một ngôi sao thực sự, năng lượng từ phản ứng hợp hạch trong lõi sẽ giúp
chống lại lực hấp dẫn đang khiến nó co lại. Các điều kiện của Sao Mộc
không đủ để khởi động “lò hợp hạch” trong lòng chính nó, nên khó mà ngăn
được heli hay neon ở các lớp khí bên ngoài bị hút vào trong. Sau khi đi được
khoảng một phần tư quãng đường từ bề mặt Sao Mộc tới lõi, những khí đó
tiến gần lớp hydro dạng kim loại lỏng. Và dưới áp suất khí quyển cực mạnh,
các khí này sẽ chuyển thành dạng lỏng. Chúng nhanh chóng tụ lại thành
giọt.
Ngày nay, mọi người đều thấy heli và neon phát ra ánh sáng nhiều màu
trong các ống thủy tinh được gọi là đèn neon. Khi “nhảy dù” xuống bề mặt
Sao Mộc, các giọt lỏng có thể được ma sát kích thích và tiếp năng lượng
giống như cách hành tinh này đã làm với các thiên thạch. Nếu chúng đủ lớn
để rơi đủ nhanh và đủ xa, một người trôi nổi ngay gần lớp hydro kim loại
lỏng trong Sao Mộc có thể (chỉ là giả định) nhìn lên bầu trời màu kem pha
cam và thưởng thức màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục nhất: màn pháo hoa
trên bầu trời Sao Mộc với hàng ngàn tỷ vệt màu đỏ thẫm rực rỡ mà giới
khoa học gọi là mưa neon.