CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 74

Lịch sử các hành tinh đá trong Hệ Mặt Trời (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất
và Sao Hỏa) thì khác và ít kịch tích hơn nhiều. Khi tinh hệ này bắt đầu hình
thành, những hành tinh khí khổng lồ xuất hiện trước (chỉ trong một triệu
năm), trong khi các nguyên tố nặng tập trung trong một vành đai thiên thể
gần như nằm ở tâm quỹ đạo Trái Đất và bất động trong hàng triệu năm tiếp
theo. Khi Trái Đất và các hành tinh lân cận cuối cùng cũng biến thành những
quả cầu nóng chảy, các nguyên tố nặng được hòa trộn khá đồng đều trong
thành phần của chúng. Mạn phép lấy ý thơ của William Blake, nắm đất
trong tay bạn chứa toàn bộ vũ trụ và cả bảng tuần hoàn. Các nguyên tử bắt
đầu kết hợp với những đồng vị và họ hàng về mặt hóa học của chúng, và
mỗi nguyên tố tập trung tại một khu vực riêng với trữ lượng đáng kể sau quá
trình gồm hàng tỷ lần hòa trộn. Chẳng hạn: sắt rắn chìm vào lõi mỗi hành
tinh và ở đó đến tận ngày nay. (Không chịu thua kém Sao Mộc, lõi lỏng của
Sao Thủy đôi khi cũng phun ra những “bông tuyết” sắt – không giống những
bông tuyết sáu cạnh từ nước quen thuộc trên Trái Đất mà ở dạng những khối
lập phương siêu nhỏ.*) Trái Đất hẳn đã chẳng có gì ngoài những tảng nhôm,
urani và các nguyên tố khác nếu hành tinh này không nguội đi và rắn lại đến
mức khiến quá trình hòa trộn ngừng lại. Vì vậy, các mỏ nguyên tố ngày nay
phân tán đủ xa để không một quốc gia nào có thể độc quyền về nguồn cung,
ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt.

So với các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác, bốn hành tinh đá của
chúng ta có trữ lượng từng nguyên tố khác nhau. Hầu hết các hệ mặt trời có
khả năng đều hình thành từ vụ nổ siêu tân tinh; và tỷ lệ chính xác các
nguyên tố trong mỗi hệ phụ thuộc vào năng lượng của vụ nổ siêu tân tinh
dùng để tổng hợp nguyên tố và cả những gì tồn tại (như bụi vũ trụ) để trộn
với mảnh vụn. Kết quả là mỗi hệ mặt trời có kiểu đặc trưng nguyên tố riêng.
Khi học hóa ở trường phổ thông, hẳn bạn đã thấy mỗi nguyên tố trên bảng
tuần hoàn đều có nguyên tử khối (tổng số proton và neutron) tương ứng. Ví
dụ: cacbon có nguyên tử khối là 12,011 đơn vị. Thực ra, đó chỉ là giá trị
trung bình. Hầu hết nguyên tử cacbon có nguyên tử khối là 12 đơn vị và
0,011 được gắn vào khi tính đến các nguyên tử cacbon rải rác có nguyên tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.