CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 10

Điều thú vị là các em học sinh khi nhập học theo các cách khác nhau sẽ có
những điểm khác nhau. Anh Doi cho biết, lứa học sinh tuyển chọn theo cách
đầu là ưu tú nhất, lứa tuyển chọn theo cách ba thì có nhiều em nghịch ngợm
hơn. Hàng năm, trường của anh Doi có gần 300 em tốt nghiệp, trong đó,
những em được tuyển chọn theo cách thứ nhất thì cứ một đợt lại có khoảng 40
– 50 em đậu vào những trường đại học tốp đầu. Tính ra thì một nửa số bé tốt
nghiệp là bé trai, và gần như 1/3 số bé tốt nghiệp sau này đậu vào các trường
đại học tốp đầu. Trong khi đó, với lứa học sinh tuyển chọn theo cách thứ hai
và thứ ba thì tỉ lệ này có xu hướng giảm rõ rệt.

Những thông số trên đã phản ánh chân thực câu nói “trẻ là tấm gương phản
chiếu hình ảnh của mẹ”. Các bạn đừng hiểu lầm ý tôi là những em đậu vào
trường giỏi mới ưu tú, còn những em đậu vào các trường khác thì không.
Cũng không phải muốn con sau này vào được trường Todai(*) thì cha mẹ cần
phải dạy chữ cho con từ trước khi đi mẫu giáo. Điều quan trọng tôi muốn
nhấn mạnh ở đây là, cách người mẹ dạy con trong những năm đầu đời trước
khi đi mẫu giáo có vai trò cực kỳ quan trọng, liên quan tới cả công cuộc thi cử
vào đại học sau này của con. “Cha nào con nấy”. Chính thái độ sống và nhân
cách của người mẹ sẽ quyết định tương lai sau này của đứa trẻ, do đó, người
mẹ phải có trách nhiệm rất lớn trong quá trình nuôi dạy con.

(*) Todai: Đại học Tokyo, trường đại học hàng đầu của Nhật và thuộc top 10
của thế giới.

3. Người mẹ nên chuyên tâm vào việc nuôi dạy con cho đến khi con 2 tuổi

Khi hỏi các bà mẹ trẻ mới sinh con dạo gần đây rằng tại sao các chị lại sinh
con, tôi thường nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm kiểu như “vì
một gia đình thì cần có trẻ con”, hay “vì chồng tôi muốn có con”. Đôi khi còn
có bà mẹ vô trách nhiệm hơn, coi con cái như món đồ chơi, trả lời “vì nhàm
chán nên muốn có con”. Ngược lại, khi hỏi tại sao lại không sinh con, thì
cũng có những câu trả lời kiểu chỉ nghĩ đến bản thân mình như “vì muốn
chuyên tâm cho công việc”, “vì cuộc sống khó khăn”, “vì sợ có con thì mình
không làm được gì nữa”.

Ngay cả trên chương trình “Lẽ sống của phụ nữ” của đài NHK(*), trong số 50
người tham gia mà không có lấy một người trả lời “lẽ sống của tôi là nuôi dạy
con cái nên người”. Đúng là phụ nữ đi làm nếu kết hôn xong sẽ phải gánh vác
tận ba vai trò: công việc, nuôi con, việc nhà. Cho nên không có gì khó hiểu
khi họ do dự trong việc sinh con. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ, trên đời
này liệu còn có việc nào quan trọng hơn việc chăm sóc cho con cái không?

Trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” tôi cũng có giới thiệu về những
quan điểm của thầy Suzuki Shinichi, người nổi tiếng với lớp học tài năng
violon nhỏ tuổi, hay còn gọi là người phát minh ra phương pháp Suzuki gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.