Bằng đến Thái Nguyên mà vẫn chưa hết “vùng đất” của Việt Minh. Nghĩa
Tá được đặt tên là làng Thắng Lợi. Tại đây trong dịp Tết âm lịch năm 1944,
Việt Minh đã mở hội lớn mừng thành công của phong trào.
Tết năm 1944, Võ Nguyên Giáp trở về Cao Bằng. Khi các cán bộ lãnh
đạo của Liên tỉnh ủy có mặt để mừng năm mới, Võ Nguyên Giáp trịnh trọng
giới thiệu lá cờ danh dự thêm dòng chữ “Xung phong, thắng lợi” tượng
trưng cho công việc đã làm được trong năm cũ. Ông nói: “Phong trào Việt
Minh vẫn tiếp tục tiến lên mặc cho địch tiến hành đàn áp liên miên từ năm
1941”. Cuộc khủng bố trắng của quân Pháp - Nhật đã lên tới đỉnh cao chưa
từng có vào tháng 6/1944. Võ Nguyên Giáp thừa nhận phong trào ủng hộ
Việt Minh tạm thời lắng xuống, cơ sở cách mạng bị thu hẹp ở một số vùng.
Thực tế điểm tích cực duy nhất được Võ Nguyên Giáp ghi nhận trong
báo cáo gửi cho Hồ Chí Minh ở Liễu Châu là “tinh thần chiến đấu của nhân
dân chống khủng bố tiếp tục dâng cao và các tổ bí mật được dịp rèn luyện và
trưởng thành về quân sự, nâng cao trình độ giác ngộ về chính trị trong bão
táp cách mạng”. Không phải đó là những lời lẽ sáo rỗng đến mức hiểu lầm.
Quả thật bên cạnh những thắng lợi đạt được, Việt Minh cũng chịu những tổn
thất không ít trong suốt thời kỳ từ tháng 9/1943 đến tháng 6/1944.
Các cán bộ Việt Minh đã nỗ lực phấn đấu để duy trì phong trào và kiên
quyết đối phó với cuộc khủng bố trắng của địch. Ngoài công việc tuyên
truyền, các đơn vị cũ trong địa phương đã tổ chức phục kích đánh lại các
cuộc hành quân tuần tiễu của địch, bảo vệ khu căn cứ, đồng thời kiên quyết
trừng trị những tên phản động chống phá cách mạng. Nhờ đó, các cuộc đàn
áp liên miên của địch cuối cùng thất bại. Nhìn chung trong toàn miền Bắc,
phong trào vẫn tiếp tục tiến lên. Giáp cử cán bộ xuống tận mũi Cà Mau ở
miền Nam Việt Nam để xây dựng cơ sở cách mạng.
Tháng 3/1944 Trung Hoa Quốc dân Đảng bảo trợ cho một hội nghị đại
biểu các đảng phái cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu, có Hồ Chí Minh tham
dự. Tuy đã ra khỏi chốn lao tù nhưng Hồ Chí Minh vẫn bị giám sát chặt chẽ,