Xe ôtô dừng lại ở thôn Phai Khắt - nơi những chiến sĩ của ông đã đánh
trận đầu tiên với quân Pháp. Làng xóm không mấy đổi thay. Năm 1944 cả
thôn có khoảng hơn chục ngôi nhà, ngày nay chắc là gấp đôi. Tin người chỉ
huy năm xưa trở về thăm bà con chẳng mấy chốc lan ra khắp làng. Đây là
nơi khởi đầu binh nghiệp của ông. Bạn bè cũ ở rải rác các thôn xóm quanh
vùng Nguyên Bình, Minh Tâm, Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo đều tề
tựu về đây để gặp ông.
Thời đó, nhiều người cho rằng Phai Khắt chỉ là trận giao chiến đầu tiên
như mọi trận khác, nhưng sau này tướng Giáp nói: “Đối với tôi, nó còn hơn
thế. Năm 1941 người Pháp đến vùng này và biến ngôi nhà mới xây của đồng
chí Lạc thành nơi đóng quân của quan đồn.” Ngày đó và cho đến cả hôm
nay, ngôi nhà của đồng chí Lạc là ngôi nhà to nhất và kiên cố nhất. “Chính
vì lẽ đó chúng tôi đã quyết định đánh trận mở màn”. Bây giờ, ở chỗ này
người ta dựng một tấm bia có dòng chữ: “Phai Khắt: Khởi đầu của cuộc
cách mạng. 24-12-1944”.
Võ Nguyên Giáp mỉm cười và vẫy tay qua cửa xe chào những người
đến đón ông, nhiều người mặc những bộ quần áo ngày hội, màu sắc rực rỡ.
Sau khi thận trọng cho xe đi qua xóm, người lái xe cho xe dừng lại trước trụ
sở Ủy ban nhân dân xã. Khi ông thong thả bước xuống qua cửa xe phía sau,
hai phụ nữ tiến lại gần tay ôm hoa. “Đúng là một ngày hội”. Ông tươi cười
nói với mọi người xung quanh.
Nhìn kỹ đám đông, vị đại tướng cố nhìn vào khuôn mặt của những
người già, hy vọng tìm được những người bạn chiến đấu năm xưa cùng
mình. Ông đã trông thấy Đông Phương Quy ở vùng Dao Truyền trước đây là
tiểu đội trưởng đội 3. Có cả Thu Sơn trước đây là tiểu đội trưởng đội 1
người đã chỉ huy hạ đồn Phai Khắt. Đứng gần đấy là Tiến Lực và Lê Lợi
trùng tên với vị anh hùng dân tộc thế kỷ XV. Tất cả nay đều 60 - 70 tuổi và
đã trở về với cuộc sống đời thường yên bình. Ông tâm sự: “Gặp lại họ, tôi
không nén nổi xúc động, nuớc mắt trào ra vì vui sướng.” Họ nhắc lại những
năm hào hùng và hy sinh cho cách mạng: “Đằng kia,” tay ông chỉ chuồng