toán lại các kế hoạch của mình. Việc phát triển kinh tế phải chờ đợi sau
chiến thắng. Đảng, báo chí, đài phát thanh bắt đầu hô hào các nhà quản lý
của các nhà máy quan tâm đến sản xuất ít hơn để dành cung cấp nhân lực
cho quân đội. Giải pháp bây giờ là ở Paris. Lê Duẩn chỉ thị cho Lê Đức Thọ
bắt đầu thương lượng nghiêm chỉnh với Kissinger.
Trước đây Giáp đã cảnh báo về triển vọng của chiến dịch Nguyễn Huệ
là có thể thất bại. Ông đã có lý. Có lẽ ông có thể kiên quyết hơn bác bỏ kế
hoạch tiến công xuân 1972 ngay từ lúc có người đề xuất. Có lẽ ông không
nên dàn trải lực lượng ra trên cả ba hướng mà nên tập trung vào một mũi
tiến công. Ông biết rằng hệ thống hậu cần của ông có khuyết điểm. Tuy
nhiên, ông không thể nghĩ ra một hệ thống khác vì các phương tiện vận tải
nặng không đủ. Chính vì hậu cần không đảm bảo cho nên quân đội của ông
đã nhiều lần phải ngừng tiến công để chờ tiếp tế. Võ Nguyên Giáp có thể dự
trữ đồ tiếp tế nhưng không vận chuyển kịp để đáp ứng nhu cầu của mặt trận.
Vấn đề là ở chỗ đó.
Do có tính cơ động cao, chiến tranh cổ điển ngốn các vật liệu cung cấp
với số lượng và tốc độ kinh khủng. Các sư đoàn chiến đấu của Mỹ sử dụng
hàng tấn nguyên liệu cho một phút giao chiến. Còn Võ Nguyên Giáp thì
không có phương tiện nào để thỏa mãn nhu cầu hạn chế nhất của các đơn vị
tiến công. Vậy mà người ta ra lệnh cho ông phải chiến đấu trực diện và ông
đã đánh giá quá cao khả năng mà ông có thể thực hiện. Tương tự như vậy,
ông không biết phải làm như thế nào với xe tăng T-34 và T-54 do Liên Xô
cung cấp. Cuộc chiến bằng xe tăng đã vượt quá sự thành thạo của ông. Ông
đã dùng xe tăng như những pháo đài lưu động để đặt súng đại bác, phối hợp
không có hiệu quả với các đơn vị bộ binh - trong lúc ông phải chọc thủng
phòng tuyến đối phương bằng tấn công chớp nhoáng để tiêu diệt các công sự
phòng ngự của họ.
Mùa hè năm 1972, có nguồn tin cho biết ông bị ốm phải đi chữa bệnh ở
Liên Xô. Đúng là đến năm 1974, sức khỏe của ông trở thành vấn đề nghiêm
trọng nên người ta ít thấy hình ảnh của ông xuất hiện. Người ta không còn