CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ - THIÊN TÀI QUÂN SỰ VIỆT NAM- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - Trang 401

đặt tên cho cuộc tiến công cuối cùng là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” và được
chấp nhận ngay. Ông liền điều các sư đoàn ưu tú tiến vào Sài Gòn, trên 15
sư đoàn bộ binh, hàng trăm xe tăng và pháo binh. Ông còn có thể sử dụng
một cách hạn chế lực lượng không quân nhỏ bé của miền Bắc. Những cỗ
pháo phòng không đi theo các cánh quân tiến về Sài Gòn trong trường hợp
máy bay của Việt Nam Cộng hòa tìm cách ngăn cản cuộc tiến quân.

Rất nhiều quân nhân Mỹ theo dõi việc bố trí lực lượng tiến công của

Văn Tiến Dũng khẳng định rằng Bắc Việt đã bỏ chiến thuật chiến tranh nhân
dân để thực hành một cuộc tấn công cổ điển có trình độ cao. Một người khác
mô tả cuộc tiến công của Văn Tiến Dũng như là “sự sao chép cuộc tiến công
theo kiểu Mỹ”. Nhưng như John Gates đã viết: “Không có một đơn vị nào
của quân đội Mỹ lại có thể dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng dân quân
du kích và cán bộ chính trị để tạo thuận lợi và ủng hộ các cuộc tiến công của
quân đội chính quy”. Sau này cả Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đều
viết: “Khắp nơi, các lực lượng địa phương, dân quân du kích và các đội tự
vệ đều nắm lấy thời cơ tiêu diệt địch trong Chiến dịch Hồ Chí Minh…
Những lực lượng đó giành quyền làm chủ ở nhiều địa phương, tiêu diệt hoặc
bức rút nhiều đồn bốt doanh trại của địch, xóa bỏ bộ máy kìm kẹp của địch,
đập tan các tổ chức “phòng vệ nhân dân” của địch. Những lực lượng đó
bằng hoạt động của mình đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực có thể tập
trung lực lượng tiến công các mục tiêu chủ yếu của cuộc tổng tiến công.
Cuộc tấn công hoàn toàn phù hợp với những phương châm tác chiến trong
giai đoạn ba của chiến tranh toàn dân giải phóng dân tộc.”

Đối với chính quyền miền Nam, sự sụp đổ tính từng ngày. Đến tháng 4,

khi các sư đoàn của Văn Tiến Dũng đã tiến cách Sài Gòn 65 cây số, cuộc
tiến công thành phố sẽ đánh vào năm mục tiêu chủ chốt: các cánh quân chia
nhau mỗi cánh được giao đánh chiếm một mục tiêu, theo một trục, sẽ đập
tan sức đề kháng bằng những cuộc giao chiến có tính quyết định trong thành
phố. Trên bờ vực thẳm, Tổng thống Thiệu chạy trốn sang Đài Loan ngày
21/4 và Phó tổng thống Kỳ cũng chuồn sau ông ta ít hôm. Vài ngày sau, một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.