phụ nữ có mang, chặt đầu, mổ bụng ăn gan nạn nhân, chặt xác trẻ em ra từng
mảnh. Hàng trăm nghìn hecta đất bị bỏ hoang vì nông dân phải chạy về các
nơi an toàn để nương thân.
Tháng 12/1977, Việt Nam chống trả. Đó là sau một cuộc tập kích của
Khmer Đỏ vào tỉnh Tây Ninh làm khoảng 2.000 người chết và bị thương.
Các đơn vị quân đội Việt Nam chiếm vùng Mỏ Vẹt ở Kampuchea. Sự việc
này tạo một cớ mới cho Pol Pot và hai bên đã giao chiến ác liệt ở biên giới.
Ngày 31/12 năm đó, Pol Pot cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Khoảng tháng 1/1978, quân đội Việt Nam chiếm một vùng lãnh thổ rộng
một nghìn cây số vuông ở Campuchia dọc biên giới hai nước. Trung Quốc
cho biết họ ủng hộ Pol Pot và gửi cố vấn Trung Quốc hợp tác với quân
Khmer Đỏ. Trung Quốc còn viện trợ ồ ạt cho Khmer Đỏ dưới dạng hàng
trăm khẩu pháo phòng không tầm xa, xe tăng và nhiều máy bay và trực
thăng chiến đấu.
Sau đó trong tháng 1, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng
tư lệnh quân đội bay đi Vieng Say, phía bắc Lào để gặp tướng Liên Xô
Grigoriyevich Pavlovski chỉ huy lục quân Liên Xô đang có chuyến thăm
hữu nghị những người cộng sản Lào. Hai vị tướng lĩnh thảo luận về tình
hình căng thẳng hiện nay ở Kampuchea và các giải pháp để khắc phục.
Khmer Đỏ xây dựng một chế độ quái gở! Những hành động tội ác tăng
lên hàng ngày. Khmer Đỏ trở thành kẻ tàn sát đối với các nước, đồng nghĩa
với bạo lực và khủng bố không có giới hạn. Nếu người Việt Nam có thể tha
thứ những hoạt động của Khmer Đỏ trên đất nước Kampuchea của chính họ
thì họ không thể nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm biên giới đang
tăng lên, trong đó lính Khơme Đỏ đôi khi vào sâu 30 cây số về phía đông
đường biên giới. Tương tự như vậy, họ không thể để lực lượng Campuchia
đốt phá các làng Việt Nam ở biên giới mà không bị trừng phạt. Pavlovski đề
nghị với Võ Nguyên Giáp một giải pháp thiết thực cho vấn đề Kampuchea,
chỉ cần nhớ lại mùa xuân Prague năm 1968 khi người Liên Xô cảm thấy bị
đe dọa vì những thay đổi Alexander Dubcek cho thi hành ở Tiệp Khắc. Vậy