công của quân đội Trung Quốc, sau đó hoàn toàn quay lại với phong độ vốn
có. Họ giáng cho quân đội Trung Quốc một trận đòn nhớ đời.
Chưa đầy ba tuần lễ chiến tranh, Trung Quốc mất khoảng 30.000 lính.
Ngày 5/3/1979, nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tuyên bố rút quân. Trong lúc họ
muốn cho Việt Nam một bài học thì chính họ lại nhận lại một bài học không
mong đợi. Kém chuẩn bị để đương đầu với cuộc kháng cự về quân sự ở Việt
Nam và ngập ngừng không muốn dành tất cả nguồn lực về sinh mạng và vật
liệu cần thiết để đem lại chiến thắng, Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng
tiếp nhận đàm phán hòa bình.
Võ Nguyên Giáp đã nghiêm khắc phê phán động cơ và chiến thuật của
người Trung Quốc. Nhớ lại ngôn từ trước đây đã dùng với Pháp và Hoa Kỳ,
ông nói thêm: “Cuộc tấn công của Trung Quốc là cuộc chiến tranh phi nghĩa
trong lịch sử”. Ngay cả khi Trung Quốc đã rút quân, ông cũng khẳng định:
“Người Trung Quốc không từ bỏ ý đồ thâm sâu của họ và tiếp tục tập trung
quân dọc biên giới, dựng lên các vụ khiêu khích và đe dọa tiến hành cuộc
xâm lược mới”.
Khi trả lời phỏng vấn của Daniela Kuneva - nữ phóng viên đài truyền
hình Bulgaria, Võ Nguyên Giáp đã cảnh báo người Trung Quốc có thể lặp
lại một cuộc xâm lược mới chống Việt Nam. Ông tuyên bố: “Việt Nam sẽ
thắng dù quy mô của cuộc tiến công mới có như thế nào”.
Trong tám năm tiếp theo, hai bên thỉnh thoảng lại pháo kích lẫn nhau
một cách tình cờ và ít có sức thuyết phục trong lúc các cuộc đàm phán “hòa
bình” vẫn tiếp tục...
Sự uy hiếp từ bên ngoài đã được giải quyết ít nhất là tạm thời. Võ
Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn, viết bài và đọc các bài diễn văn tại các cuộc
hội nghị, hội thảo về giáo dục và công nghệ. Tại hợp tác xã nông nghiệp
Yên Sở ở ngoại thành Hà Nội, ông nói chuyện với nông dân, khen ngợi công