Một nhà chiến thuật bậc thầy là người tỏ ra có tài chiến đấu một cách
khôn khéo và đánh thắng kẻ địch nổi trội hơn, đa dạng hơn. Tướng Giáp là
con người như thế. Từ những năm 1940 đến những năm 1980, quân đội của
Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu chống lại quân đội của Nhật, Pháp, Mỹ, Nam
Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc. Ông chuẩn bị một cuộc đấu tranh lâu
dài, bắt đầu từ phòng ngự cho đến khi có thể cầm cự trong thế cân bằng với
đối phương, để rồi dùng những binh đoàn đông đảo tiến công ồ ạt và giành
chiến thắng.
Một chiến lược gia bậc thầy là con người có thể vượt qua những thảm
họa tiềm ẩn, rút ra những bài học sau những lần thất bại, Tướng Giáp là con
người không thiếu những cách làm như thế. Những chiến dịch đầu tiên
không thành công trong chiến tranh chống Pháp đã dạy cho ông cách chỉ
huy như thế nào, cách điều động quân đội ra sao để giành chiến thắng.
Những lần đụng độ đầu tiên với các đơn vị lục quân Mỹ đã gợi cho ông ý
tưởng về một chiến thuật “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”, là cách sử dụng
tối ưu sức mạnh của mình, hạn chế tối đa sức mạnh của quân Mỹ. Tướng
Giáp đã nếm trải những thất bại như ở Điện Biên Phủ khi những đơn vị của
ông đã kiệt sức, có những biểu hiện bỏ nhiệm vụ chiến đấu, hay trong những
ngày đen tối khi trang bị vũ khí ở trình độ và công nghệ mới nhất tưởng như
có sức mạnh áp đảo.
Một chiến lược gia bậc thầy là con người có thể hiểu rõ được kẻ địch,
tận dụng những nhược điểm của đối phương, nắm vững cuộc chiến trong
tính tổng thể của nó. Võ Nguyên Giáp là con người như thế. Để phục vụ
mục đích cuối cùng, ông đã hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải chi
phối được cuộc sống chính trị và xã hội của người dân trong nước. Chính
những người dân trở thành những chiến binh vô danh, chính họ làm cho kẻ
địch bị hao mòn, mệt mỏi, giữ chúng trong thế mất cân bằng. Chính họ đã
yểm trợ các đơn vị chủ lực trong các trận đánh quyết định. Họ làm chiến
tranh phải kéo dài quá mức mà Paris cũng như Washington sau này có thể
chấp nhận được. Tướng Giáp đã lợi dụng tinh thần sa sút của địch thủ bằng