CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ - THIÊN TÀI QUÂN SỰ VIỆT NAM- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - Trang 44

“Chúng tôi không biết phải đấu tranh như thế nào?”

Trong khi chàng trai trẻ Võ Nguyên Giáp đang băn khoăn tự hỏi có nên

gia nhập Tân Việt hay không, thì những thay đổi lớn lao đang diễn ra trên
khắp thế giới, làm đảo lộn cuộc đời ông trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Kỷ
nguyên của chủ nghĩa thực dân đã gần đến ngày tận số.

Các quốc gia châu Âu đã kiểm soát từng vùng rộng lớn của châu Á và

châu Phi. Đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20, cơ cấu hệ thống thuộc địa đó đã
có những dấu hiệu suy yếu. Hàng triệu người Nhật quyết tâm xây dựng một
xã hội hiện đại đã tận dụng thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật
(1904 - 1905) và đế quốc Nga đang bắt đầu lùi bước. Chẳng bao lâu cuộc
cách mạng Nga lật đổ chế độ Sa hoàng và thành lập chính phủ mới do
Vladimir Ulanov, được biết đến dưới tên Nikolai Lenin, đứng đầu. Phong
trào cách mạng lan sang cả đất nước Trung Hoa rộng lớn. Năm 1911, Tôn
Dật Tiên rời khỏi cuộc sống lưu vong ở Hawaii trở về nước, đem theo ý
tưởng cách mạng.

Cuộc đại chiến thế giới (1914 - 1918) khiến các nước châu Âu suy yếu

dần về mặt kinh tế và xã hội, đã vẽ lại bản đồ chính trị của châu lục. Ba Lan,
Tiệp Khắc, Nam Tư và các nước Bắc Âu trên bờ biển Baltic cùng Phần Lan
đã giành lại độc lập sau hàng thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Rất nhiều người
dân các nước thuộc địa ở Á Đông và châu Phi tự hỏi: Tại sao chúng ta
không thể giành được độc lập như nhiều nước châu Âu bị lệ thuộc? Có lẽ
đây là lần đầu tiên họ bắt đầu ý thức rằng những người chủ của họ không
phải là không thể đánh bại và họ bắt đầu ước mơ về tương lai đất nước
không còn ách nô lệ nước ngoài.

Mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống thuộc địa trở nên trầm trọng hơn

vào năm 1919 khi Lenin thành lập Quốc tế Cộng sản thứ III (Comintern).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.