Giáp và Diểu kể chuyện đó cho những người bạn thân thiết nhất trong
lớp. Lập tức, bạn bè của hai người đi rải truyền đơn phản đối viên Hiệu
trưởng và phát động phong trào: Bãi khóa! Hai cậu học trò Diểu và Giáp đã
rất ngạc nhiên trước quy mô lan tỏa của làn sóng đấu tranh. Cuộc bãi khóa
trước hết là từng lớp rồi lan ra toàn trường, rồi lan đến cả trường nữ học
Đồng Khánh ở bên cạnh, lan đến cả các Trường dòng Thiên Chúa giáo rồi
khắp các tỉnh xứ Trung Kỳ.
Phong trào bãi khóa nhanh chóng bị dập tắt, Ban giám hiệu nhà trường
thẳng tay đuổi học Võ Nguyên Giáp. Giáp không chút ngạc nhiên vì đã
lường trước những kết quả của hành động có suy nghĩ của mình, nhưng việc
bị đuổi học vẫn khiến anh vô cùng tức giận. Để tự an ủi, Giáp viết một bài
báo bằng tiếng Pháp nhan đề Đả đảo tên bạo chúa Trường Quốc học và gửi
cho Phan Văn Trường chủ tờ báo Annam, một tờ báo tiếng Pháp xuất bản tại
Sài Gòn. Vào thời đó, đây là tờ báo duy nhất dám công khai phê phán chính
sách thuộc địa Pháp và được nhiều người đọc kể cả ở Huế và Bắc Kỳ. Chủ
báo Phan Văn Trường liền đăng ngay sau khi nhận được bài báo của Giáp.
Đó là lần đầu tiên Giáp xông vào địa hạt báo chí, lúc đó mới ở tuổi 16.
Sau khi rời khỏi Trường Quốc học, Võ Nguyên Giáp vẫn ở lại Huế và
tổ chức một thư viện đọc sách bí mật. Đa số các tài liệu sưu tập được đều do
các tổ chức cộng sản Pháp gửi cho. Khi đó Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí
Diểu tính đến khả năng trốn ra nước ngoài. Có thể họ phải đi ra nước ngoài
để gặp gỡ những người xa xứ khác. “Nhưng khó khăn đã ngăn cản chúng
tôi”, ông thú nhận, “tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục hy vọng và chờ đợi thời
cơ thuận lợi”.
Trong những ngày tiếp theo, việc học tập bị dang dở, anh thỉnh thoảng
quay về An Xá thăm cha mẹ. Anh vốn là người của hoạt động nhưng cuộc
sống thanh bình ở nông thôn cũng giúp anh lấy lại sự bình thản trong chốc
lát. Trong một chuyến về thăm gia đình, Võ Nguyên Giáp gặp lại Nguyễn
Chí Diểu, Diểu đã kể cho anh nghe về một tổ chức cách mạng mới ra đời là
Tân Việt Cách mạng Đảng, gọi tắt là Tân Việt. Tổ chức bí mật này đòi cải