CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ - THIÊN TÀI QUÂN SỰ VIỆT NAM- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - Trang 40

lớp và khi đã xây dựng được lòng tin với nhau, họ thì thầm bàn về những
vấn đề của thế giới, của thực dân Pháp ở Việt Nam. Những người đến tụ tập
đều mến phục Giáp về học lực và tinh thần cách mạng. Trong thời gian rảnh
rỗi, đôi khi Giáp sang bên kia sông, đi bộ đến Kinh thành Huế, nằm dài trên
nòng súng đại bác cổ đặt dưới bóng cây bên cạnh Ngọ Môn. Ở đó Giáp tiếp
tục suy nghĩ về sự đời, về những điều đã học được, về tương lai cuộc sống
trong những năm tới. Lúc đó, chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp nghĩ có lẽ
sau này mình sẽ đi dạy học, sẽ dần dần gieo vào đầu óc bọn trẻ lòng yêu
nước, yêu tự do là những thứ đang bị thực dân nước ngoài chà đạp.

Theo Giáp nói, Trường Quốc học Huế chính là cái nôi của phong trào

yêu nước của học sinh Trung Kỳ. Chẳng hạn, một số giáo sư dạy ở đó có thể
hoàn toàn chia sẻ những ý tưởng chống thực dân với học trò. Nghe những
lời lẽ như thế từ các giáo sư và nhà yêu nước Phan Bội Châu, Giáp và các
bạn càng tin chắc rằng một ngày kia Việt Nam sẽ thoát khỏi ách nô lệ. Họ
truyền tay nhau đầy tự hào những áng văn thơ yêu nước. Khi đó Võ Nguyên
Giáp đã tìm ra những tờ báo theo xu hướng dân tộc như Le Paria (Người
cùng khổ), Việt Nam hồn, và anh đọc rất kỹ.

Năm 1926, bước vào năm học thứ hai, Hải Triều - một người bạn thân -

cho Giáp mượn cuốn sách nhỏ và cuốn sách ấy đã làm thay đổi cuộc đời
anh. Được bọc bên ngoài bằng cái bìa giả mang dòng chữ Ả-rập, cuốn sách
là một bài tiểu luận đả kích chế độ thuộc địa do Hồ Chí Minh lúc đó dùng
bút danh Nguyễn Ái Quốc viết với nhan đề Lên án chủ nghĩa thực dân
Pháp
. Cuốn sách khiến Giáp vô cùng tò mò. Anh chạy ngay ra cánh đồng và
trèo lên một cây cao đọc để không bị ai quấy rầy. Võ Nguyên Giáp kể lại:
“Bản luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm thù
sâu xa như một luồng điện chạy qua”. Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số phận
của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Bị lôi cuốn bởi tư tưởng của các nhà cách mạng khác trên thế giới, Giáp đọc
ngấu nghiến những bài viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc và bắt đầu
nghiên cứu những tác phẩm của Mác và Lênin.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.