CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ - THIÊN TÀI QUÂN SỰ VIỆT NAM- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - Trang 38

Nam thì được học rất ít. Thời đó khi đỗ tốt nghiệp DEPSI rồi, bọn tôi hiểu
về lịch sử Pháp nhiều hơn lịch sử Việt Nam”.

Có thể không được học chính thức trên lớp nhưng có nhiều cách khác

nhau để thanh nhiên thời đó biết những câu chuyện và truyền thuyết về quá
khứ của đất nước mình. Sau một thời gian ngắn vào học Trường Quốc học
Huế, Giáp chịu ảnh hưởng của một nhà cách mạng quốc gia nổi tiếng là chí
sĩ Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế. Giáp không phải là người duy nhất
trong số học sinh Trường Quốc học coi cụ Phan Bội Châu là người anh hùng
của mình. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Học sinh Quốc học Huế ngoài việc học
tập chăm chỉ và nghiêm túc, còn rất quan tâm đến chính trị.”

Lê Sĩ Ngạc, ở cùng phòng trọ với Giáp kể lại: “Hôm đó Phan Bội Châu

đến thăm Trường Quốc học, sau khi được Pháp thả tự do. Ông đọc một bài
diễn văn công kích hệ thống thuộc địa Pháp nên về mặt chính trị ông đã ảnh
hưởng lớn đến chúng tôi. Khi các anh buộc phải sống dưới chính thể Pháp
thì các anh hãy căm ghét chế độ đó, hãy biết căm thù. Nước Việt Nam nào
khác một con rối do người Pháp giật dây điều khiển. Mọi người ai cũng biết
điều đó và các anh phải biết căm thù bọn xâm lược. Giáp cũng như nhiều
học sinh khác chăm chú nghe… Giáp quyết định phải làm điều gì đó.”

Năm 1903

[1]

, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội có xu hướng dân

tộc chủ nghĩa. Hai năm sau, ông sang Nhật, nơi trú ẩn quen thuộc của người
Việt Nam yêu nước thời đó. Tại đây ông viết những lời kêu gọi yêu nước, cổ
vũ tinh thần chống thực dân Pháp, kêu gọi mọi người đoàn kết đấu tranh để
thành lập một nhà nước hiện đại, xây dựng nền giáo dục Âu Tây và khoa
học để thay thế hệ thống Nho giáo cổ truyền.

Buộc phải rời khỏi Nhật Bản năm 1908, Phan Bội Châu đi Trung Quốc.

Tại đây, năm 1912, Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục hội phỏng
theo mô hình “Trung Hoa dân quốc” của Tôn Dật Tiên. Bị tù giam ở Trung
Quốc một thời gian sau đó đến năm 1917, Phan Bội Châu đã gặp Hồ Chí
Minh đang hoạt động ở Trung Quốc dưới cái tên Lý Thụy. Tháng 6/1925,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.