số đó có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng (sau này là Thủ
tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1958 đến 1968) và Ngô Đình Diệm.
Chương trình học ở Trường Quốc học Huế cũng giống như ở các
trường khác do người Pháp làm hiệu trưởng và cũng gần giống với các
trường của Pháp đào tạo tú tài. Tất cả các môn học đều học bằng tiếng Pháp
trừ các môn ngoại ngữ. Tiếng Việt là “ngoại ngữ” thứ nhất bắt buộc, tiếng
Anh là ngoại ngữ thứ hai. Học sinh học văn học Pháp từ thế kỷ 16 đến thế
kỷ 20, lịch sử nước Pháp từ thời thượng cổ đến hết Chiến tranh Thế giới lần
thứ nhất. Môn địa lý dạy địa dư các “quận” của nước Pháp (tương đương với
tỉnh ở Việt Nam), học sinh học toán, vật lý, hóa học. Đó là chương trình học
khá nặng.
Sau bốn năm học, học sinh sẽ thi lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng tiểu học
Đông Dương gọi tắt là DEPSI (Diploma des études primaires supérieures
indochinoises). Những học sinh nào hoàn tất bảy năm học sẽ thi lấy bằng tú
tài. Trường có cả học sinh nam và học sinh nữ nhưng học sinh nữ chiếm số
đông, cứ sáu nữ mới có một nam. Đa số các nữ sinh Quốc học Huế đều đã
tốt nghiệp trường kế bên là trường nữ học Đồng Khánh và chỉ dự lớp vào ba
năm cuối ở Quốc học (bậc trung học). Khi Võ Nguyên Giáp đỗ vào trường
năm 1925, Quốc học Huế đã có khoảng 1.200 học sinh.
Tại Huế, Giáp thuê phòng trọ ở một ký túc xá tư nhân, chỉ nhận năm,
sáu học sinh Quốc học. Giáp rất háo hức bắt đầu kỳ học của mình. Giáp
nhận ra rằng đội ngũ giáo sư phần lớn là người Việt, chỉ có một vài giáo sư
là người Pháp. Một người bạn học với Giáp, Lê Sĩ Ngạc nhớ lại: “Đó là một
thanh niên tốt bụng, sáng sủa, thông minh, học rất giỏi. Chúng tôi học cùng
một lớp. Cậu là một học sinh xuất sắc. Có thời gian chúng tôi đã ở chung
với nhau trong ký túc xá tư nhân nhỏ bé ấy”.
Lê Sĩ Ngạc, một người đã có tuổi, hiện đang sống cùng con trai ở
McLean, bang Virginia kể lại: “Người ta dạy chúng tôi bằng tiếng Pháp, trừ
có một môn. Chúng tôi được học nhiều về lịch sử Pháp, còn lịch sử Việt