đối với cô gái. Mười ba tháng sau khi bị giam trong nhà lao, Giáp được tin
chính quyền thuộc địa đã quyết định giảm án cho những ai bị kết án dưới
bốn năm. Những ai được tha trước thời hạn đều phải trở về quê quán chịu
quản thúc cho đến khi mãn hạn tù. Giáp cảm thấy thực sự vui mừng khi
cùng với Thái bước qua ngưỡng cửa nhà giam năm 1932.
Đáng lẽ phải tuân lệnh trở về An Xá, nhưng Giáp quay về Huế. Tại đây,
Giáp trở lại với bổn phận đối với đảng Tân Việt và hy vọng tìm lại được chỗ
làm việc ở tòa soạn báo Tiếng Dân. Nhưng về Huế được vài ngày, viên
Khâm sứ Trung Kỳ nhận thấy Giáp đã vi phạm điều lệ tha bổng, nên buộc
Giáp phải rời khỏi Huế và trở về An Xá.
Khi trở về nhà, Giáp quyết định ngay lập tức là phải đến thành phố
Vinh. Lý do của sự lựa chọn đó là ông cần một chỗ làm và hy vọng sẽ tìm
được việc làm ở đây. Giáo sư Đặng Thai Mai cũng vừa ra khỏi nhà tù, được
phép trở về Vinh sinh sống. Giáp hy vọng sẽ được Giáo sư Mai giúp đỡ bằng
cách này hay cách khác. Quan trọng hơn là tại Vinh có gia đình cụ Nguyễn
Huy Bình là cha đẻ của Nguyễn Thị Quang Thái. Vốn quê gốc ở Hà
Đông
, cụ Bình làm việc trong ngành đường sắt tại nhà ga Vinh. Hai người
con nhỏ nhất của cụ là Nguyễn Thị Minh Khai, sinh năm 1910 và Nguyễn
Thị Quang Thái sinh năm 1915.
Giáp đến Vinh được Giáo sư Mai cho ở nhờ và lần đầu tiên Giáp biết
sáu người con của ông, trong số đó có Đặng Bích Hà sinh năm 1929, kém
ông 18 tuổi
. Năm đó, 1932, cô bé đang còn lon ton chạy trong nhà, coi
Giáp như em út của cha mình và thường gọi Giáp bằng chú.
Ít lâu sau, Võ Nguyên Giáp tìm được chân kế toán cho một hiệu buôn ở
phố Thống chế Foch, ông còn mở lớp dạy toán và tiếng Pháp. Một thời gian
ngắn sau đó, Giáp nhận ra rằng nhà ông Bình cách không xa nhà Giáo sư
Mai. Và Quang Thái trở thành một trong số những học trò của ông. Theo
thời gian tình cảm của ông đối với cô học sinh ngày càng trở nên thắm thiết.