đảng chính trị trong đó có cộng sản và xã hội vừa thắng cử. Giáp thấy như bị
kích động. Chính phủ của Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp nhất
định sẽ nới lỏng sự o ép ở thuộc địa. Phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ: đã
đến lúc phải ra một tờ báo để bày tỏ quan điểm chống thực dân.
Võ Nguyên Giáp đem ý kiến đó ra bàn với nhóm bạn bè đều dạy học ở
Trường Thăng Long và thuyết phục họ giúp mình thực hiện ý định. Giáp
biết có một tờ báo hàng tuần sắp vỡ nợ mà ông chủ báo muốn bán lại. Mọi
người chung nhau các khoản tiền tiết kiệm của mình cùng với các thầy giáo
Trường Thăng Long mua lại tờ báo Hồn trẻ. Tờ báo đã có giấy phép của nhà
đương cục nên Giáp và các đồng sự không phải mất nhiều thì giờ vượt qua
những thủ tục hành chính rườm rà để ra một tờ báo mới.
Ngày 4/6/1936, Léon Blum, người của Đảng Xã hội Pháp lên làm Thủ
tướng. Hai ngày sau, được sự giúp đỡ của bạn bè, tờ Hồn trẻ với ban biên
tập mới ra mắt bạn đọc với cái tên Hồn trẻ Tập mới. Đó là tờ báo tiếng Việt
đầu tiên kêu gọi dân chủ, ân xá chính trị phạm và biểu thị sự ủng hộ với
chính phủ mới của Mặt trận Bình dân Pháp. Đó là một thắng lợi rất lớn.
Giáp và các bạn không đủ tiền để in báo với số lượng lớn đủ thỏa mãn yêu
cầu của bạn đọc. Tuy nhiên, ra đến số 5, tờ báo bị chính quyền thuộc địa ra
lệnh đình bản.
Không nản chí, Giáp quyết định không nhượng bộ trước đòi hỏi của
nhà cầm quyền. Người ta nói với ông không được ra báo tiếng Việt nhưng
không ai ngăn cản ông ra báo tiếng Pháp. Báo Hồn trẻ Tập mới phải đóng
cửa, nhưng ngày 16/9/1936, báo Le Travail (Lao động) bằng tiếng Pháp ra
mắt độc giả, do Võ Nguyên Giáp làm chủ bút. Hai tuần sau, một người bạn
của Giáp đến tòa soạn. Đó là Đặng Xuân Khu, lấy bí danh là Trường Chinh,
người rất có ấn tượng về hoạt động của Mao ở Trung Quốc. Ông vừa mới ra
khỏi nhà tù Sơn La nơi ông bị giam giữ từ năm 1930 vì hoạt động chống
thực dân Pháp. Ông về Hà Nội làm báo, lấy bút danh là Qua Ninh. Giáp tiếp
nhận ngay vào tòa soạn Le Travail. Con người này sẽ trở thành một trong số