Giới Thạch thấy chỉ còn hai con đường tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài: một
là đường Burma
, hai là đường sắt Hà Nội - Côn Minh. Sau khi Paris thất
thủ, nước Pháp sụp đổ và Chính phủ Vichy thành lập, Toàn quyền Catroux
cố giữ vẻ ngoài Đông Dương vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Pháp.
Trước sức ép của Nhật đòi những đặc quyền về quân sự cho quân đội
của chúng ở Đông Dương, Catroux cố thuyết phục Hoa Kỳ gửi quân sang
Đông Dương can thiệp. Franklin D. Roosevelt từ chối. Một lần nữa Nhật lại
lấn tới. Cuối tháng 9 chúng đòi quyền cho quân đội đi qua Bắc Kỳ để đánh
Trung Quốc từ phía nam. Cuối cùng Catroux phải nhượng bộ trước yêu sách
của Nhật vì lúc đó ông ta không còn sự lựa chọn nào khác. Ông ta ít nhiều bị
Chính phủ Vichy chỉ trích mặc dù chính phủ này đã đầu hàng Đức Quốc xã.
Catroux bị triệu hồi về Pháp. Ông rời khỏi Đông Dương tháng 7/1940 nhưng
không về Vichy chịu tội mà chạy theo phái De Gaulle đang kêu gọi chống
Đức, rồi Jean Decoux, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Pháp, thay thế
Catroux làm Toàn quyền Đông Dương từ năm 1940 đến 1945.
Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Vichy ra lệnh cho Decoux cho
phép Nhật lập ba căn cứ không quân ở Việt Nam với 6.000 quân đồn trú.
Cùng ngày, mặc dù thỏa thuận đã ký, nhưng Nhật vẫn tấn công hai đồn binh
của Pháp ở Đồng Đăng và Lạng Sơn. Hai ngày sau, Lạng Sơn đầu hàng và
hôm sau toàn cuộc kháng cự của Pháp nhanh chóng tan vỡ. Không phải
6.000 quân như hiệp định đã ký mà là 35.000 quân Nhật được gửi sang
Đông Dương nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát “ảo” của Pháp với các viên
chức thực dân và bộ máy cai trị thuộc địa, song tất cả đều đặt dưới sự giám
sát chặt chẽ của quân Nhật. Như vậy, trong suốt cuộc chiến tranh, các nhà
cầm quyền Pháp ở Đông Dương đã hợp tác với người Nhật. Pháp cung cấp
cho Nhật một số lượng lớn gạo, than, cao su và nhiều nguyên liệu khác.
Decoux cố gắng nuôi dưỡng ảo tưởng rằng nước Pháp nắm quyền cai
trị Đông Dương, nhưng những người dưới quyền đều sớm nhận ra có một
nước châu Á đã làm mất mặt nước Pháp. Chính điều này hoàn toàn thủ tiêu
câu chuyện hoang đường về tính không thể thất bại của người da trắng,