đường. Võ Nguyên Giáp bước sang một khúc quanh lớn trong cuộc đời đầy
gian lao nguy hiểm. Còn Quang Thái gạt nước mắt quay về nhà với ý định đi
tìm nơi ẩn náu chắc chắn cho bé Hồng Anh. Họ sẽ không bao giờ gặp lại
nhau nữa.
Võ Nguyên Giáp và Quang Thái đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình
vì lòng yêu nước và lý tưởng chung. Sau khi Võ Nguyên Giáp đi xa và gửi
được con, Quang Thái cùng với Minh Khai vội vã đi khỏi Hà Nội trở về
làng ở Vinh. Bị cảnh sát truy lùng, Minh Khai bị bắt tháng 7/1940. Trong tù
cô bị tra tấn một cách dã man để ép khai ra những tin tức về Đảng Cộng sản
và hoạt động của Đảng. Tuy vô cùng đau đớn nhưng cô không hề hé ra nửa
lời. Bọn cai ngục đã bịt mắt cô và đem bắn tại Hóc Môn gần Sài Gòn, ngày
25/4/1941. Lời nói cuối cùng của cô là “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn
năm! Cách mạng Việt Nam thắng lợi muôn năm!”
Quang Thái trốn thoát được sự truy lùng của cảnh sát cho đến tháng
5/1941 thì cũng bị mật thám Pháp bắt tại Vinh, thành phố quê hương cô,
trong lúc cô đang đợi giờ phút chót chia tay bé Hồng Anh. Trước khi bị bắt,
cô đã kịp giao con gái mới một tuổi rưỡi cho cô em, để thu xếp gửi bé về
cho ông bà nội ở An Xá trông hộ. Trong nhiều năm ông bà đã nuôi dưỡng
chăm sóc cháu nội như cha mẹ nuôi con. Người Pháp đưa Quang Thái về
giam tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. Nhiều năm sau, chính nơi này được phi
công Mỹ bị bắt đặt biệt danh là Khách sạn Hilton Hà Nội. Quang Thái bị
đem ra xử ở tòa án binh vì âm mưu chống lại an ninh của nước Pháp và bị
kết án khổ sai chung thân. Điều bọn ác ôn đã làm với người chị cũng được
đem ra thi hành với người mẹ trẻ dũng cảm này. Bị tra tấn đến tận cùng,
không chịu nổi đau đớn lâu hơn nữa, Quang Thái đã tự tử, theo một số
người kể lại, bằng cách nuốt một dải lụa mềm đến nghẹt thở.
báo cáo khác của mật vụ Mỹ thì có một kết cục khác. Người Pháp đã buộc
hai ngón tay cái treo người cô lên và đánh cho đến chết. Dù giải thích như
thế nào thì Quang Thái đã hy sinh năm 1941 chỉ vài tuần sau khi Minh Khai
bị xử bắn.