Trong nhiều năm gia đình Võ Nguyên Giáp còn phải chịu nhiều nỗi đau
đớn do người Pháp gây ra. Hồng Anh còn nhớ cái chết của ông nội Cửu
Nghiêm. Năm 1947, khi Pháp trở lại chiếm đóng tỉnh Quảng Bình, nhiều
người dân chạy trốn, Hồng Anh viết: “Ông tôi không chạy đi đâu cả…, ông
nói tao già rồi, tao không làm điều gì phi pháp hay có hại cho ai. Ông còn
nói ông còn rất nhiều việc phải làm”. Hồng Anh cũng kể lại cô cũng đã phải
chạy trốn như thế nào: “Bọn trẻ chúng tôi được người lớn để vào trong
thúng rồi gánh đi”. Cô cũng nhớ cái thúng đong đưa theo nhịp chân bước
của người gánh.
Cô ghi lại: “Tôi không bao giờ gặp lại ông nội nữa”. Mặc dù Hồng Anh
không gặp lại ông nội được nữa nhưng Giáp đã cố gắng để gặp cha mình.
Năm 1946, trong một dịp đi họp qua An Xá, Võ Nguyên Giáp rẽ về thăm
nhà để đoàn tụ với gia đình.
Tháng 8/1947 ông Cửu Nghiêm bị Pháp bắt trong cuộc hành quân mở
rộng sự kiểm soát ra toàn xứ Trung Kỳ sau khi đã tái chiếm Huế. Ông Cửu
bị giam ở nhà lao Huế không xa Trường Quốc học. Bọn cai ngục yêu cầu
ông công khai tố cáo hoạt động của con trai. Ông cụ từ chối, Hồng Anh kể
lại: “Ông bị chúng tra tấn. Một trong những nhục hình là dùng dây thừng
buộc vào cái thanh đỡ va chạm sau xe ôtô rồi cho xe kéo lết đi”. Cuối cùng
bị kiệt sức vì những đối xử tàn bạo, ông mất tháng 11/1947. Võ Nguyên
Giáp không có cách gì để cứu cha. Lúc này Võ Nguyên Giáp đang ở Việt
Bắc, như Hồng Anh đã nhận xét, thi thể ông Cửu bị vùi chung trong một cái
hố, gia đình không biết chắc ở chỗ nào mà tìm. “Mãi về sau này nhờ các chú
rất dũng cảm (những người Võ Nguyên Giáp cử về) gia đình mới tìm thấy
hài cốt đem về mai táng trong nghĩa trang liệt sĩ ở quê nhà”. Nếu phải biết vì
sao Võ Nguyên Giáp hun đúc chí căm thù chống thực dân đến như thế thì
chuyện người cha bị tra tấn đến chết cũng đủ để lý giải.
Mọi cách cư xử của người Pháp đối với Võ Nguyên Giáp và gia đình
ông không có gì là khác thường, là ngoại lệ. Cảnh sát và bọn cai ngục Pháp
sẵn sàng dùng bất kể phương pháp gì để thuyết phục tù nhân của họ phải